Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế SEA-EU-NET lần thứ 4, Hội nghị quốc tế thuộc Chương trình khung lần thứ 7 về Nghiên cứu và Phát triển (FP7) của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ giữa các nước ASEAN và EU, kết nối mạng lưới các nhà khoa học của hai khu vực và thúc đẩy sự tham gia của các nước Đông Nam Á trong FP7, diễn ra trong hai ngày 16 và 17/11, tại Hà Nội.
Các đại biểu đã tham dự 3 hội thảo khoa học về các chủ đề: dấu ấn sinh thái EU-ASEAN; xây dựng và quản lý thành phố xanh/bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu; An ninh nước và quản lý nước.
Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia thuộc hai khu vực châu Âu và Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
Tại hội thảo có chủ đề: “Dấu ấn sinh thái EU-ASEAN," các đại biểu đều nhất trí cho rằng hiện nay, dấu ấn sinh thái tại khu vực Đông Nam Á còn ở mức thấp song sẽ tăng lên nhanh chóng do nhiều nước thuộc khu vực này đang phát triển nền kinh tế theo mô hình gây nhiều thiệt hại về môi trường của các nước châu Âu và Mỹ đã và đang áp dụng.
Các báo cáo tại hội thảo “Xây dựng và quản lý thành phố xanh-bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” cho thấy hầu hết các nước đang phát triển tại châu Phi và châu Á đang diễn ra tình trạng thay đổi nhân khẩu học.
Theo thống kê, tỷ lệ dân số đô thị toàn cầu đã tăng từ 13% (220 triệu người) vào năm 1900 thế kỷ trước lên 29% (732 triệu người) vào năm 1950; 49% (3,2 tỷ người) trong năm 2005. Đến năm 2050 sẽ có trên 6 tỷ người, khoảng 2/3 nhân loại, sẽ sinh sống ở các thị trấn và thành phố.
Cùng với đó, sẽ xuất hiện nhiều “siêu đô thị” trên thế giới. Đến năm 2015 sẽ có 22 "siêu đô thị" có dân số vượt quá 10-20 triệu người. Hậu quả là nền kinh tế-xã hội sẽ nảy sinh nhiều thách thức đối với đời sống hàng ngày như nước sạch, không khí, vệ sinh môi trường, nguồn thức ăn, nơi sinh sống, giao thông…
Trong khi đó, các báo cáo tại hội thảo chủ đề “An ninh nước và Quản lý nước” dự báo đến năm 2025 sẽ có gần 2/3 dân số thế giới phải sống trong điều kiện khan hiếm nước; trong đó có khoảng 1,8 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng. Hàng năm, khu vực Đông Nam Á thường xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán và bão nhiệt đới.
Thêm vào đó, Đông Nam Á là khu vực rất dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu, do số lượng dân sống trong vùng đồng bằng ngập lũ và vùng ven biển, vùng thấp rất đông, nền kinh tế của khu vực phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp.
Việc quản lý hiệu quả tài nguyên nước có thể có các tác động khác nhau về mặt xã hội và sinh thái. Khi nguồn nước trở nên khan hiếm, những căng thẳng về vấn đề chia sẻ tài nguyên này có nguy cơ tăng lên giữa các vùng trong một quốc gia, giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới.
Các đại biểu cùng nhận định việc tăng cường quản lý và sử dụng nước giúp xây dựng lòng tin và hợp tác là những công cụ quan trọng trong việc giảm nguy cơ xung đột giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới trong tương lai./.
Các đại biểu đã tham dự 3 hội thảo khoa học về các chủ đề: dấu ấn sinh thái EU-ASEAN; xây dựng và quản lý thành phố xanh/bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu; An ninh nước và quản lý nước.
Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia thuộc hai khu vực châu Âu và Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
Tại hội thảo có chủ đề: “Dấu ấn sinh thái EU-ASEAN," các đại biểu đều nhất trí cho rằng hiện nay, dấu ấn sinh thái tại khu vực Đông Nam Á còn ở mức thấp song sẽ tăng lên nhanh chóng do nhiều nước thuộc khu vực này đang phát triển nền kinh tế theo mô hình gây nhiều thiệt hại về môi trường của các nước châu Âu và Mỹ đã và đang áp dụng.
Các báo cáo tại hội thảo “Xây dựng và quản lý thành phố xanh-bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” cho thấy hầu hết các nước đang phát triển tại châu Phi và châu Á đang diễn ra tình trạng thay đổi nhân khẩu học.
Theo thống kê, tỷ lệ dân số đô thị toàn cầu đã tăng từ 13% (220 triệu người) vào năm 1900 thế kỷ trước lên 29% (732 triệu người) vào năm 1950; 49% (3,2 tỷ người) trong năm 2005. Đến năm 2050 sẽ có trên 6 tỷ người, khoảng 2/3 nhân loại, sẽ sinh sống ở các thị trấn và thành phố.
Cùng với đó, sẽ xuất hiện nhiều “siêu đô thị” trên thế giới. Đến năm 2015 sẽ có 22 "siêu đô thị" có dân số vượt quá 10-20 triệu người. Hậu quả là nền kinh tế-xã hội sẽ nảy sinh nhiều thách thức đối với đời sống hàng ngày như nước sạch, không khí, vệ sinh môi trường, nguồn thức ăn, nơi sinh sống, giao thông…
Trong khi đó, các báo cáo tại hội thảo chủ đề “An ninh nước và Quản lý nước” dự báo đến năm 2025 sẽ có gần 2/3 dân số thế giới phải sống trong điều kiện khan hiếm nước; trong đó có khoảng 1,8 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng. Hàng năm, khu vực Đông Nam Á thường xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán và bão nhiệt đới.
Thêm vào đó, Đông Nam Á là khu vực rất dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu, do số lượng dân sống trong vùng đồng bằng ngập lũ và vùng ven biển, vùng thấp rất đông, nền kinh tế của khu vực phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp.
Việc quản lý hiệu quả tài nguyên nước có thể có các tác động khác nhau về mặt xã hội và sinh thái. Khi nguồn nước trở nên khan hiếm, những căng thẳng về vấn đề chia sẻ tài nguyên này có nguy cơ tăng lên giữa các vùng trong một quốc gia, giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới.
Các đại biểu cùng nhận định việc tăng cường quản lý và sử dụng nước giúp xây dựng lòng tin và hợp tác là những công cụ quan trọng trong việc giảm nguy cơ xung đột giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới trong tương lai./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)