Theo thống kê, Thừa Thiên-Huế hiện có nguồn tài nguyên nước thuộc loại phong phú so với cả nước, với tổng trữ lượng nước trên lưu vực các con sông chính vào khoảng trên 5,2 triệu m3/năm.
Bên cạnh đó, việc phát triển thủy lợi và thủy điện đã góp phần mang lại cho Thừa Thiên-Huế nguồn nước dự trữ khoảng 1.030 triệu m3, trong đó các hồ thủy điện khoảng 950 triệu m3, còn lại hồ thủy lợi khoảng 80 triệu m3 nước.
Nhưng do sự phân bố không đồng đều theo thời gian, có tới 80% lượng nước tập trung trong 2 tháng mùa mưa gây ra lũ lụt, 20% lượng nước còn lại trong mùa khô không đủ dùng gây nên tình trạng hạn hán.
Gần đây, Thừa Thiên-Huế lại phải đối mặt với những thách thức lớn, bởi nguồn nước ngày càng có những biểu hiện suy giảm trong khi dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện... ngày càng cao.
Có một thực tế là các dự án thủy điện, thủy lợi đều chặn dòng vào mùa khô, dễ làm cho vùng hạ lưu bị thiếu nước. Điển hình là thủy điện Hương Điền do tích nước sớm trong tháng 12 nên ở hạ du đã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cho hạ lưu sông Bồ trong năm nay.
Việc chặn dòng công trình hồ chứa nước Tả Trạch cũng đã làm cho vùng đồng bằng nam sông Hương thiếu nước. Đó là chưa kể sau khi các dự án thủy điện đều được chặn dòng, sự thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu còn làm tăng tốc độ bồi lắng trên các con sông gây nên tình trạng thiếu nước.
Hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên-Huế có yếu điểm là vào mùa hè mực nước đều xuống thấp hơn so với mực nước biển, nên nước bị nhiễm mặn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống.
Nhiều vùng dân cư sống ven biển, ven đầm phá thuộc các huyện Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong các tháng 7, 8 hàng năm.
Chỉ duy nhất sông Hương có đập ngăn mặn Thảo Long vừa đưa vào sử dụng, giải quyết được tình trạng ngăn mặn, còn lại các con sông trên địa bàn đều ở trong tình trạng nhiễm mặn thường xuyên. Tình trạng này cho thấy, nếu không có nguồn dự trữ đúng mức, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức khá nghiêm trọng, nhất là trong những năm tới...
Từ nay đến năm 2015, tỉnh Thừa Thiên-Huế tập trung ưu tiên thực hiện việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước. Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng. Có kế hoạch điều hòa phân phối nước, bảo đảm an ninh về nước cho khu vực thượng lưu và hạ du, hạn chế việc khai thác nước ngầm, bảo vệ nước dưới đất ở đô thị.
Tỉnh hoàn thiện việc xây dựng cơ chế quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhằm sử dụng hợp lý nguồn nước vào việc phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân xung quanh lòng hồ, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, và cắt và giảm lũ vào mùa mưa cho vùng đồng bằng.../.
Bên cạnh đó, việc phát triển thủy lợi và thủy điện đã góp phần mang lại cho Thừa Thiên-Huế nguồn nước dự trữ khoảng 1.030 triệu m3, trong đó các hồ thủy điện khoảng 950 triệu m3, còn lại hồ thủy lợi khoảng 80 triệu m3 nước.
Nhưng do sự phân bố không đồng đều theo thời gian, có tới 80% lượng nước tập trung trong 2 tháng mùa mưa gây ra lũ lụt, 20% lượng nước còn lại trong mùa khô không đủ dùng gây nên tình trạng hạn hán.
Gần đây, Thừa Thiên-Huế lại phải đối mặt với những thách thức lớn, bởi nguồn nước ngày càng có những biểu hiện suy giảm trong khi dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện... ngày càng cao.
Có một thực tế là các dự án thủy điện, thủy lợi đều chặn dòng vào mùa khô, dễ làm cho vùng hạ lưu bị thiếu nước. Điển hình là thủy điện Hương Điền do tích nước sớm trong tháng 12 nên ở hạ du đã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cho hạ lưu sông Bồ trong năm nay.
Việc chặn dòng công trình hồ chứa nước Tả Trạch cũng đã làm cho vùng đồng bằng nam sông Hương thiếu nước. Đó là chưa kể sau khi các dự án thủy điện đều được chặn dòng, sự thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu còn làm tăng tốc độ bồi lắng trên các con sông gây nên tình trạng thiếu nước.
Hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên-Huế có yếu điểm là vào mùa hè mực nước đều xuống thấp hơn so với mực nước biển, nên nước bị nhiễm mặn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống.
Nhiều vùng dân cư sống ven biển, ven đầm phá thuộc các huyện Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong các tháng 7, 8 hàng năm.
Chỉ duy nhất sông Hương có đập ngăn mặn Thảo Long vừa đưa vào sử dụng, giải quyết được tình trạng ngăn mặn, còn lại các con sông trên địa bàn đều ở trong tình trạng nhiễm mặn thường xuyên. Tình trạng này cho thấy, nếu không có nguồn dự trữ đúng mức, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức khá nghiêm trọng, nhất là trong những năm tới...
Từ nay đến năm 2015, tỉnh Thừa Thiên-Huế tập trung ưu tiên thực hiện việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước. Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng. Có kế hoạch điều hòa phân phối nước, bảo đảm an ninh về nước cho khu vực thượng lưu và hạ du, hạn chế việc khai thác nước ngầm, bảo vệ nước dưới đất ở đô thị.
Tỉnh hoàn thiện việc xây dựng cơ chế quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhằm sử dụng hợp lý nguồn nước vào việc phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân xung quanh lòng hồ, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, và cắt và giảm lũ vào mùa mưa cho vùng đồng bằng.../.
Quốc Việt (Vietnam+)