Chiều 12/12, trong Phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp sẽ bắt đầu thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm từ kỳ họp đầu năm 2013.
Việc hướng dẫn thi hành Nghị quyết nhằm cụ thể hóa phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, thời điểm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, trách nhiệm của các cơ quan tham gia quá trình lấy phiếu tín nhiệm, việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, mẫu phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đồng thời, việc hướng dẫn cũng nhằm tạo cơ sở chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị quyết.
Tại Phiên họp, để cụ thể hóa văn bản hướng dẫn này, Ủy ban pháp luật của Quốc hội - cơ quan soạn thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cần quy định một cách chi tiết hơn nữa những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng Nhân dân cấp huyện, Hội đồng Nhân dân cấp xã.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng văn bản hướng dẫn cần nêu rõ tại các huyện, quận, phường đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân, chưa thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Cơ quan soạn thảo cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn cụ thể về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội cũng như Hội đồng Nhân dân từng cấp theo hướng: Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào kỳ họp thứ nhất trong năm, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ; Hội đồng Nhân dân các cấp thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên trong năm của Hội đồng Nhân dân, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ.
Dự thảo hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết cũng quy định: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tại kỳ họp.
Về việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hướng dẫn cụ thể về thời điểm thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp này, cụ thể là việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ tiến hành ngay sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm hay được thực hiện tại kỳ họp tiếp theo của Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân. Tương tự như vậy, những người qua bỏ phiếu tín nhiệm mà không được quá nửa tổng số đại biểu tín nhiệm thì có đưa ra bỏ phiếu miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức ngay hay lại chờ đến kỳ họp kế tiếp.
Góp ý tại phiên họp, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, văn bản hướng dẫn cần chi tiết hơn nữa, quy định cụ thể hơn quy trình tổng hợp ý kiến cử tri, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định rõ về hệ quả bỏ phiếu tín nhiệm; trách nhiệm của các cơ quan tham gia quá trình lấy phiếu tín nhiệm, việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là việc làm thường niên, tuy nhiên cũng có trường hợp có thể chưa tiến hành lấy phiếu tín nhiệm mà tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm ngay.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo hướng dẫn phải đảm bảo chi tiết, làm rõ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Nghị quyết; tránh tình trạng hiểu sai dẫn đến áp dụng sai trên thực tế. Việc tiến hành đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải đảm bảo đúng người, đúng chức vụ được giao.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, công tác tập hợp ý kiến cử tri của Mặt trận Tổ quốc cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, chặt chẽ sao cho khách quan, toàn diện. Đặc biệt, việc bỏ phiếu tín nhiệm phải đi đôi với chuẩn bị phương án nhân sự thay thế để đảm bảo tính ổn định của bộ máy, tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội cần tiến hành thẩm tra, phản biện kỹ dự thảo hướng dẫn này; cần tiến hành làm mẫu, làm thử để rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế.
Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại buổi làm việc chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại Phiên họp lần sau.
Theo chương trình, sáng 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về phân bổ hai chương trình mục tiêu quốc gia: Biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường./.
Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp sẽ bắt đầu thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm từ kỳ họp đầu năm 2013.
Việc hướng dẫn thi hành Nghị quyết nhằm cụ thể hóa phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, thời điểm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, trách nhiệm của các cơ quan tham gia quá trình lấy phiếu tín nhiệm, việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, mẫu phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đồng thời, việc hướng dẫn cũng nhằm tạo cơ sở chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị quyết.
Tại Phiên họp, để cụ thể hóa văn bản hướng dẫn này, Ủy ban pháp luật của Quốc hội - cơ quan soạn thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cần quy định một cách chi tiết hơn nữa những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng Nhân dân cấp huyện, Hội đồng Nhân dân cấp xã.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng văn bản hướng dẫn cần nêu rõ tại các huyện, quận, phường đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân, chưa thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Cơ quan soạn thảo cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn cụ thể về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội cũng như Hội đồng Nhân dân từng cấp theo hướng: Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào kỳ họp thứ nhất trong năm, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ; Hội đồng Nhân dân các cấp thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên trong năm của Hội đồng Nhân dân, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ.
Dự thảo hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết cũng quy định: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tại kỳ họp.
Về việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hướng dẫn cụ thể về thời điểm thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp này, cụ thể là việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ tiến hành ngay sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm hay được thực hiện tại kỳ họp tiếp theo của Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân. Tương tự như vậy, những người qua bỏ phiếu tín nhiệm mà không được quá nửa tổng số đại biểu tín nhiệm thì có đưa ra bỏ phiếu miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức ngay hay lại chờ đến kỳ họp kế tiếp.
Góp ý tại phiên họp, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, văn bản hướng dẫn cần chi tiết hơn nữa, quy định cụ thể hơn quy trình tổng hợp ý kiến cử tri, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định rõ về hệ quả bỏ phiếu tín nhiệm; trách nhiệm của các cơ quan tham gia quá trình lấy phiếu tín nhiệm, việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là việc làm thường niên, tuy nhiên cũng có trường hợp có thể chưa tiến hành lấy phiếu tín nhiệm mà tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm ngay.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo hướng dẫn phải đảm bảo chi tiết, làm rõ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Nghị quyết; tránh tình trạng hiểu sai dẫn đến áp dụng sai trên thực tế. Việc tiến hành đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải đảm bảo đúng người, đúng chức vụ được giao.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, công tác tập hợp ý kiến cử tri của Mặt trận Tổ quốc cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, chặt chẽ sao cho khách quan, toàn diện. Đặc biệt, việc bỏ phiếu tín nhiệm phải đi đôi với chuẩn bị phương án nhân sự thay thế để đảm bảo tính ổn định của bộ máy, tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội cần tiến hành thẩm tra, phản biện kỹ dự thảo hướng dẫn này; cần tiến hành làm mẫu, làm thử để rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế.
Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại buổi làm việc chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại Phiên họp lần sau.
Theo chương trình, sáng 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về phân bổ hai chương trình mục tiêu quốc gia: Biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường./.
Quang Vũ (TTXVN)