Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.
Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y cho biết vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm này đã được Navetco thử nghiệm và Hội đồng khoa học nghiên cứu, nghiệm thu vào tháng 2/2012 vừa qua.
Đây là chủng vắcxin được nuôi cấy trên phôi gà và được vô hoạt bằng formalin nên chỉ phòng cúm cho gà do virút cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 và nhánh 2.3.2.1 (nhóm A) gây ra và phòng bệnh cho vịt do virút cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 gây ra.
Theo nội dung văn bản hướng dẫn, để vắcxin phòng chống cúm gia cầm đạt hiệu quả cao thì vắcxin phải sử dụng cho gà, vịt khỏe mạnh và khi tiêm phải tiêm bắp hoặc tiêm dưới da ở vị trí 1/3 phía dưới, sau cổ.
Vắcxin trước khi tiêm phải được bảo quản ở 2-8 độ C, tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Đặc biệt, trước khi tiêm phòng phải kiểm tra vắcxin, loại bỏ lọ vỡ, lọ bị đông băng, có vẩn đục hoặc bị phân lớp… đối với vắcxin đạt yêu cầu phải lắc kỹ trước khi tiêm, thường xuyên thay kim tiêm và lọ vắcxin chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp. Đối với gà, vịt đã tiêm phòng vắcxin thì không được sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm.
Văn bản cũng quy định rõ, đối với gà từ mẹ chưa tiêm vắcxin phải được tiêm lúc 14 đến 21 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5ml/con; trường hợp gà từ mẹ đã tiêm vắcxin thì sẽ tiêm 1 liều 0,5ml/con lúc 21-28 ngày tuổi và cứ 4 tháng tiêm nhắc lại 1 liều; Gà giống, gà đẻ tiêm 1 liều 0,5ml/con và tiêm nhắc lại sau 6 tháng. Riêng đối với vịt từ 14-35 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5ml/con và tiêm nhắc lại sau 14-21 ngày với liều lượng gấp đôi, còn vịt trên 35 ngày tuổi mới tiêm thì tiêm 1 liều 1ml/con.
Theo ông Hoàng Văn Năm, việc ban hành văn bản chi tiết hướng dẫn tiêm phòng vắcxin nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của vắcxin, đồng thời góp phần vào công tác phòng chống dịch, tránh để tình trạng dịch cúm gia cầm tiếp tục lây lan trên diện rộng./.
Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y cho biết vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm này đã được Navetco thử nghiệm và Hội đồng khoa học nghiên cứu, nghiệm thu vào tháng 2/2012 vừa qua.
Đây là chủng vắcxin được nuôi cấy trên phôi gà và được vô hoạt bằng formalin nên chỉ phòng cúm cho gà do virút cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 và nhánh 2.3.2.1 (nhóm A) gây ra và phòng bệnh cho vịt do virút cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 gây ra.
Theo nội dung văn bản hướng dẫn, để vắcxin phòng chống cúm gia cầm đạt hiệu quả cao thì vắcxin phải sử dụng cho gà, vịt khỏe mạnh và khi tiêm phải tiêm bắp hoặc tiêm dưới da ở vị trí 1/3 phía dưới, sau cổ.
Vắcxin trước khi tiêm phải được bảo quản ở 2-8 độ C, tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Đặc biệt, trước khi tiêm phòng phải kiểm tra vắcxin, loại bỏ lọ vỡ, lọ bị đông băng, có vẩn đục hoặc bị phân lớp… đối với vắcxin đạt yêu cầu phải lắc kỹ trước khi tiêm, thường xuyên thay kim tiêm và lọ vắcxin chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp. Đối với gà, vịt đã tiêm phòng vắcxin thì không được sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm.
Văn bản cũng quy định rõ, đối với gà từ mẹ chưa tiêm vắcxin phải được tiêm lúc 14 đến 21 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5ml/con; trường hợp gà từ mẹ đã tiêm vắcxin thì sẽ tiêm 1 liều 0,5ml/con lúc 21-28 ngày tuổi và cứ 4 tháng tiêm nhắc lại 1 liều; Gà giống, gà đẻ tiêm 1 liều 0,5ml/con và tiêm nhắc lại sau 6 tháng. Riêng đối với vịt từ 14-35 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5ml/con và tiêm nhắc lại sau 14-21 ngày với liều lượng gấp đôi, còn vịt trên 35 ngày tuổi mới tiêm thì tiêm 1 liều 1ml/con.
Theo ông Hoàng Văn Năm, việc ban hành văn bản chi tiết hướng dẫn tiêm phòng vắcxin nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của vắcxin, đồng thời góp phần vào công tác phòng chống dịch, tránh để tình trạng dịch cúm gia cầm tiếp tục lây lan trên diện rộng./.
Thu Hà (TTXVN)