Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính,những trường hợp được hưởng thuế suất ưu đãi phải là sản xuất lắp ráp ôtô trongnước theo quy định của Bộ Công Thương trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhậpkhẩu.
Bên cạnh đó, các linh kiện (chi tiết, bộ phận, cụm linh kiện) là những sảnphẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiệntheo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đối với trường hợp trong bộ linhkiện ôtô rời đồng bộ hoặc không đồng bộ có một hoặc một số chi tiết chưa đảmbảo độ rời rạc thì Hải quan sẽ tiến hành phân loại, áp dụng thuế suất nhập khẩuưu đãi của cả bộ linh kiện.
Tuy nhiên, tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩuchưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% trên tổng giá trị của tất cả linhkiện phụ tùng cấu tạo lên một chiếc xe hoàn chỉnh (không phân biệt theo từngloại xe mà tính chung cho các loại xe của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trongkỳ).
Cụ thể, đối với linh kiện nhập khẩu trong giai đoạn từ ngày 15/4/2006 đếnngày 31/12/2010, tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo độ rờirạc không vượt quá 10% tổng giá trị của các linh kiện.
Đối với linh kiện nhậpkhẩu từ ngày 1/1/2011 trở đi, tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảmbảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng giá trị các linh kiện lắp ráp thànhôtô hoàn chỉnh của tất các các loại xe kể từ thời điểm này đến ngày cơ quan hảiquan thực hiện kiểm tra.
Đồng thời các linh kiện được hưởng ưu đãi không bao gồmkhung, gầm, thân xe, thùng xe và cabin đối với xe tải.
Bộ Tài chính cũng yêu cầuđối với các trường hợp linh kiện ôtô nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp xe mà khôngđáp ứng được các điều kiện kể trên, hải quan sẽ tiến hành phân loại và áp thuếcủa cả bộ linh kiện theo mức thuế của xe nguyên chiếc.
Như vậy, với việc ban hànhvăn bản này, nhiều hãng sản xuất xe ôtô như Honda, Toyota, Ford... nằm trongdanh sách có thể bị truy thu thuế đều được tháo gỡ./.