Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 (WEF Đông Á 2010), ngày 6/6 đã diễn ra các phiên họp song song với các chủ đề về quá trình hội nhập, mối liên kết nội khối, các điều chỉnh kinh tế và tái cân bằng bắt buộc của các nền kinh tế Châu Á nói chung, khu vực ASEAN nói riêng.
Trong đó, chủ đề về sự hội nhập của ASEAN thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều đại biểu.
Là thị trường rộng lớn với trên 580 triệu dân, GDP đạt 1.500 tỷ USD, ASEAN hiện là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, góp phần quan trọng cho vai trò động lực kinh tế thế giới của Đông Á, Châu Á trong nền kinh tế toàn cầu.
Chia sẻ cùng các đại biểu, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh những kết quả quan trọng mà ASEAN đã đạt được trong liên kết kinh tế là chất xúc tác và tiền đề vật chất quan trọng của quá trình xây dựng Cộng đồng Đông Á. Một ASEAN phát triển năng động và liên kết chặt chẽ sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của tất cả các nước trong khu vực.
Mặc dù đã có sự liên kết trong nhiều năm qua, nhưng trước những thách thức mới của toàn cầu hóa, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, đòi hỏi các nước ASEAN cần tăng cường hơn nữa sự hội nhập khu vực, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói.
Ông Jose Isidro Camacho, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse Singapore, cho rằng điểm yếu trong khu vực ASEAN là các vấn đề chung chưa được thực thi tốt, nhất là về thị trường tài chính, thị trường vốn.
“ASEAN cần có sự hội nhập về tài chính trong khu vực, có các giải pháp chung đối với vấn đề tài chính, vốn của các nước trong khu vực,” ông Camacho nhấn mạnh.
Theo ông Masahiro Kawai, Hiệu trưởng Học viện Ngân hàng phát triển Châu Á, hội nhập thị trường vốn có tác động tích cực đến các nền kinh tế ASEAN, qua việc có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Để hội nhập tài chính khu vực, các nước ASEAN cần nâng cao năng lực của các thể chế tài chính quốc gia.
“Châu Á phải có những chuyển đổi mạnh hơn về lĩnh vực tài chính, và các nước ASEAN cũng cần mở cửa các thể chế tài chính, xây dựng các định chế tài chính, định chế vốn trong khu vực,” Nguyên Tổng giám đốc WTO, Tổng thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Supachai Panitchpakdi nhận xét.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho biết với vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam sẽ tích cực điều phối và thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á. Trong năm 2010 và tiếp sau đó, ASEAN và các nước trong khu vực cần tập trung nguồn lực thực hiện các ưu tiên bao gồm tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ, đóng góp tích cực và thiết thực hơn nữa vào quá trình cải cách thể chế tài chính-tiền tệ và quản trị toàn cầu.
Phó Thủ tướng cũng nhất trí với các kiến nghị về việc chính phủ các nước ASEAN cần có những chương trình hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu Hướng tới Cộng đồng ASEAN./.
Trong đó, chủ đề về sự hội nhập của ASEAN thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều đại biểu.
Là thị trường rộng lớn với trên 580 triệu dân, GDP đạt 1.500 tỷ USD, ASEAN hiện là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, góp phần quan trọng cho vai trò động lực kinh tế thế giới của Đông Á, Châu Á trong nền kinh tế toàn cầu.
Chia sẻ cùng các đại biểu, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh những kết quả quan trọng mà ASEAN đã đạt được trong liên kết kinh tế là chất xúc tác và tiền đề vật chất quan trọng của quá trình xây dựng Cộng đồng Đông Á. Một ASEAN phát triển năng động và liên kết chặt chẽ sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của tất cả các nước trong khu vực.
Mặc dù đã có sự liên kết trong nhiều năm qua, nhưng trước những thách thức mới của toàn cầu hóa, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, đòi hỏi các nước ASEAN cần tăng cường hơn nữa sự hội nhập khu vực, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói.
Ông Jose Isidro Camacho, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse Singapore, cho rằng điểm yếu trong khu vực ASEAN là các vấn đề chung chưa được thực thi tốt, nhất là về thị trường tài chính, thị trường vốn.
“ASEAN cần có sự hội nhập về tài chính trong khu vực, có các giải pháp chung đối với vấn đề tài chính, vốn của các nước trong khu vực,” ông Camacho nhấn mạnh.
Theo ông Masahiro Kawai, Hiệu trưởng Học viện Ngân hàng phát triển Châu Á, hội nhập thị trường vốn có tác động tích cực đến các nền kinh tế ASEAN, qua việc có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Để hội nhập tài chính khu vực, các nước ASEAN cần nâng cao năng lực của các thể chế tài chính quốc gia.
“Châu Á phải có những chuyển đổi mạnh hơn về lĩnh vực tài chính, và các nước ASEAN cũng cần mở cửa các thể chế tài chính, xây dựng các định chế tài chính, định chế vốn trong khu vực,” Nguyên Tổng giám đốc WTO, Tổng thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Supachai Panitchpakdi nhận xét.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho biết với vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam sẽ tích cực điều phối và thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á. Trong năm 2010 và tiếp sau đó, ASEAN và các nước trong khu vực cần tập trung nguồn lực thực hiện các ưu tiên bao gồm tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ, đóng góp tích cực và thiết thực hơn nữa vào quá trình cải cách thể chế tài chính-tiền tệ và quản trị toàn cầu.
Phó Thủ tướng cũng nhất trí với các kiến nghị về việc chính phủ các nước ASEAN cần có những chương trình hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu Hướng tới Cộng đồng ASEAN./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)