Để lọt vào danh sách Top 5 nước xuất khẩu lớn nhất khu vực ASEAN năm 2012, Việt Nam đang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 100 tỷ USD.
Đây là con số đầy thách thức trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã nhận định như vậy tại “Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu 2012” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 5/4 tại Hà Nội.
Với mục tiêu này, trung bình mỗi tháng Việt Nam phải phấn đấu có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên dưới 9 tỷ USD.
Từ kết quả thực tế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng 23,6% trong quý I, cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị tuyệt đối mới chỉ đạt trên 24,52 tỷ USD, trung bình hơn 8 tỷ USD/tháng, nên áp lực tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu dồn vào quý II và những tháng tiếp theo của năm 2012 rất lớn. Một điều đáng lưu ý là quý I vừa qua kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 8,98 tỷ USD, tương đương với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,54 tỷ USD, tiếp tục tăng tới 43% so với cùng kỳ.
Phân tích những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa đạt như mong muốn, theo các chuyên gia thương mại, trong quý I/2012 xuất khẩu hàng hóa không được lợi về giá, giá bình quân xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản giảm, trừ hạt tiêu và gạo. Nhóm khoáng sản có mặt hàng than đá giá xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu giảm cũng làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản giảm khoảng 330 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của than đá giảm 66 triệu USD, tính chung do giá xuất khẩu giảm đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 396 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính chung cho cả 2 nhóm hàng nông sản và khoáng sản, do sự tăng giá của các mặt hàng dầu thô, xăng dầu và các loại khoáng sản khác, đã bù đắp được sự sụt giảm xuất khẩu do giảm giá của nhóm nông sản, nên kim ngạch xuất khẩu giảm do giảm giá chỉ còn khoảng 13 triệu USD.
Cùng với đó, về lượng xuất khẩu mặt hàng càphê, do sản lượng giảm vì thời tiết không thuận lợi và cây càphê đã già, tiêu thụ giảm nên lượng càphê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ khoảng 58.000 tấn. Mặt hàng gạo do giá gạo không tăng, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, tồn kho cao nên lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, giảm 67,4% tương đương với 818.000 tấn.
Riêng mặt hàng cao su có lượng xuất khẩu tăng cao, tăng 37,6%, còn lại các mặt hàng nông sản khác lượng tăng nhẹ, tính trong nhóm, lượng xuất khẩu giảm đã làm giảm 196 triệu USD xuất khẩu. Nhóm khoáng sản, trừ than đá lượng xuất khẩu tăng, các mặt hàng còn lại lượng xuất khẩu đều giảm, tính trong nhóm, lượng xuất khẩu giảm đã làm giảm 87 triệu USD kim ngạch xuất khẩu.
Tính chung cho cả 2 nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản l ượng xuất khẩu giảm đã làm giảm 283 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Nh ư vậy, trong qu ý I/2012, tính chung do tăng, giảm về giá và lượng của nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản là những mặt hàng tính được về giá và lượng, thì kim ngạch xuất khẩu đã giảm đi khoảng 296 triệu USD so với cùng kỳ.
B ên cạnh đó còn có hàng loạt nguyên nhân khác. Thứ nhất là do lãi suất ngân hàng cao ảnh h ưởng đến cơ cấu giá thành, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, về thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI đã được tổ chức thành các chuỗi liên hoàn từ sản xuất tới tiêu thụ tại thị trường trong nước và nước ngoài nên sản phẩm sản xuất ra được đảm bảo có thị trường tiêu thụ theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm tiêu thụ trong nước, bao nhiêu phần trăm tiêu thụ trong khu vực và bao nhiêu phần trăm tiêu thụ ngoài thế giới.
Đại diện Vụ châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động của các doanh nghiệp FDI thuộc các Tập đoàn đa quốc gia được xây dựng và thực hiện rất bài bản không chỉ trong chuẩn bị thị trường mà còn trong cả chiến lược marketing. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị phụ thuộc do làm gia công như dệt may, da giày, khó xây dựng và quảng bá thương hiệu riêng, trong khi hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sẵn thương hiệu và thương hiệu đó lại được quảng bá bài bản tại thị trường Việt Nam, khu vực và quốc tế.
Cùng đó, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường, ngay cả với các thị trường đã được coi là truyền thống, có kim ngạch xuất khẩu lớn như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và với các thị trường mới thì càng khó khăn hơn như như châu Phi, Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
Một điểm sáng nổi bật lên trong những tháng đầu năm 2012 là tình hình thực hiện các ưu đ ãi thuế quan trong các khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia có sự chuyển biến rất tích cực. Vì thế, xuất khẩu vào một số thị trường đã tăng trưởng đáng kể, điển hình như trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi rất cao.
Đơn cử, theo báo cáo của Hải quan Hàn Quốc, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng C/O ưu đãi chiếm tới trên 91% so với tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này, đạt mức cao nhất trong số các khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia. Do vậy, cần tăng cường, nâng cao hơn nữa tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi, khai thác thị trường từ các nhà nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ nước ngoài mà họ hiểu triệt để và biết tận dụng ưu đãi thuế quan để đưa hàng của Việt Nam thâm nhập thị tr ường nước họ là khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đáng chú ý là ngay từ bây giờ các doanh nghiệp không nên chỉ xin các thủ tục cấp C/O ưu đãi mà nên có những định hướng đầu tư lâu dài sản xuất những hàng hóa được hưởng các ưu đãi thuế quan trong các khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia./.
Đây là con số đầy thách thức trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã nhận định như vậy tại “Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu 2012” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 5/4 tại Hà Nội.
Với mục tiêu này, trung bình mỗi tháng Việt Nam phải phấn đấu có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên dưới 9 tỷ USD.
Từ kết quả thực tế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng 23,6% trong quý I, cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị tuyệt đối mới chỉ đạt trên 24,52 tỷ USD, trung bình hơn 8 tỷ USD/tháng, nên áp lực tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu dồn vào quý II và những tháng tiếp theo của năm 2012 rất lớn. Một điều đáng lưu ý là quý I vừa qua kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 8,98 tỷ USD, tương đương với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,54 tỷ USD, tiếp tục tăng tới 43% so với cùng kỳ.
Phân tích những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa đạt như mong muốn, theo các chuyên gia thương mại, trong quý I/2012 xuất khẩu hàng hóa không được lợi về giá, giá bình quân xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản giảm, trừ hạt tiêu và gạo. Nhóm khoáng sản có mặt hàng than đá giá xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu giảm cũng làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản giảm khoảng 330 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của than đá giảm 66 triệu USD, tính chung do giá xuất khẩu giảm đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 396 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính chung cho cả 2 nhóm hàng nông sản và khoáng sản, do sự tăng giá của các mặt hàng dầu thô, xăng dầu và các loại khoáng sản khác, đã bù đắp được sự sụt giảm xuất khẩu do giảm giá của nhóm nông sản, nên kim ngạch xuất khẩu giảm do giảm giá chỉ còn khoảng 13 triệu USD.
Cùng với đó, về lượng xuất khẩu mặt hàng càphê, do sản lượng giảm vì thời tiết không thuận lợi và cây càphê đã già, tiêu thụ giảm nên lượng càphê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ khoảng 58.000 tấn. Mặt hàng gạo do giá gạo không tăng, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, tồn kho cao nên lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, giảm 67,4% tương đương với 818.000 tấn.
Riêng mặt hàng cao su có lượng xuất khẩu tăng cao, tăng 37,6%, còn lại các mặt hàng nông sản khác lượng tăng nhẹ, tính trong nhóm, lượng xuất khẩu giảm đã làm giảm 196 triệu USD xuất khẩu. Nhóm khoáng sản, trừ than đá lượng xuất khẩu tăng, các mặt hàng còn lại lượng xuất khẩu đều giảm, tính trong nhóm, lượng xuất khẩu giảm đã làm giảm 87 triệu USD kim ngạch xuất khẩu.
Tính chung cho cả 2 nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản l ượng xuất khẩu giảm đã làm giảm 283 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Nh ư vậy, trong qu ý I/2012, tính chung do tăng, giảm về giá và lượng của nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản là những mặt hàng tính được về giá và lượng, thì kim ngạch xuất khẩu đã giảm đi khoảng 296 triệu USD so với cùng kỳ.
B ên cạnh đó còn có hàng loạt nguyên nhân khác. Thứ nhất là do lãi suất ngân hàng cao ảnh h ưởng đến cơ cấu giá thành, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, về thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI đã được tổ chức thành các chuỗi liên hoàn từ sản xuất tới tiêu thụ tại thị trường trong nước và nước ngoài nên sản phẩm sản xuất ra được đảm bảo có thị trường tiêu thụ theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm tiêu thụ trong nước, bao nhiêu phần trăm tiêu thụ trong khu vực và bao nhiêu phần trăm tiêu thụ ngoài thế giới.
Đại diện Vụ châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động của các doanh nghiệp FDI thuộc các Tập đoàn đa quốc gia được xây dựng và thực hiện rất bài bản không chỉ trong chuẩn bị thị trường mà còn trong cả chiến lược marketing. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị phụ thuộc do làm gia công như dệt may, da giày, khó xây dựng và quảng bá thương hiệu riêng, trong khi hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sẵn thương hiệu và thương hiệu đó lại được quảng bá bài bản tại thị trường Việt Nam, khu vực và quốc tế.
Cùng đó, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường, ngay cả với các thị trường đã được coi là truyền thống, có kim ngạch xuất khẩu lớn như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và với các thị trường mới thì càng khó khăn hơn như như châu Phi, Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
Một điểm sáng nổi bật lên trong những tháng đầu năm 2012 là tình hình thực hiện các ưu đ ãi thuế quan trong các khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia có sự chuyển biến rất tích cực. Vì thế, xuất khẩu vào một số thị trường đã tăng trưởng đáng kể, điển hình như trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi rất cao.
Đơn cử, theo báo cáo của Hải quan Hàn Quốc, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng C/O ưu đãi chiếm tới trên 91% so với tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này, đạt mức cao nhất trong số các khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia. Do vậy, cần tăng cường, nâng cao hơn nữa tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi, khai thác thị trường từ các nhà nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ nước ngoài mà họ hiểu triệt để và biết tận dụng ưu đãi thuế quan để đưa hàng của Việt Nam thâm nhập thị tr ường nước họ là khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đáng chú ý là ngay từ bây giờ các doanh nghiệp không nên chỉ xin các thủ tục cấp C/O ưu đãi mà nên có những định hướng đầu tư lâu dài sản xuất những hàng hóa được hưởng các ưu đãi thuế quan trong các khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia./.
Uyên Hương (TTXVN)