Đóng góp vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, ông Trần Văn Rón, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cho rằng trong nhiệm kỳ tới, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý huy động nhiều nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.
Theo ông Rón, xây dựng kết cấu hạ tầng cần được đầu tư đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới và tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nước cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vào các vùng sản xuất hàng hóa có thế mạnh, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, xem đây là một mũi đột phá quan trọng tạo sự phát triển, gắn kết các vùng miền.
Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đảng và Nhà nước cần có chính sách đầu tư vốn cho các địa phương xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn nhằm đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới, có chính sách bồi hoàn thỏa đáng cho nông dân bị thu hồi đất, rút ngắn chênh lệch mức sống vật chất và tinh thần giữa nông thôn và thành thị, tạo sự phát triển hài hòa giữa các vùng, đô thị và nông thôn.
Nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011-2020 rất lớn. Để huy động nguồn lực trong toàn xã hội tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, theo ông Rón, Đảng và Nhà nước cần tập trung thực hiện một số giải pháp.
Một là xây dựng các cơ chế chính sách hợp lý mang tính hiệu quả cao trong thu hút mời gọi đầu tư, vận động nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt chú trọng đến việc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo các hình thức như BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), BT (xây dựng-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BOO (đầu tư-sử hữu vận hành kinh doanh), PPP (hợp tác đầu tư Nhà nước-tư nhân)... nhằm huy động nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp.
Hai là tiếp tục ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, qua đó huy động tối đa các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài nhà nước và các tầng lớp dân cư.
Ba là thực hiện việc tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, khoa học, có tính khả thi, chú trọng khai thác tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, miền.
Bốn là xây dựng giải pháp tạo mặt bằng sạch trước khi triển khai dự án đầu tư xây dựng. Công tác giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng, nghiệm thu dự án đưa vào khai thác... là những vấn đề quan trọng cần đựơc triển khai thực hiện đồng bộ trong quá trình đầu tư xây dựng để mỗi công trình, mỗi dự án đều phát huy hiệu quả và có tác dụng thúc đầy kinh tế xã hội phát triển, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân./.
Theo ông Rón, xây dựng kết cấu hạ tầng cần được đầu tư đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới và tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nước cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vào các vùng sản xuất hàng hóa có thế mạnh, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, xem đây là một mũi đột phá quan trọng tạo sự phát triển, gắn kết các vùng miền.
Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đảng và Nhà nước cần có chính sách đầu tư vốn cho các địa phương xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn nhằm đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới, có chính sách bồi hoàn thỏa đáng cho nông dân bị thu hồi đất, rút ngắn chênh lệch mức sống vật chất và tinh thần giữa nông thôn và thành thị, tạo sự phát triển hài hòa giữa các vùng, đô thị và nông thôn.
Nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011-2020 rất lớn. Để huy động nguồn lực trong toàn xã hội tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, theo ông Rón, Đảng và Nhà nước cần tập trung thực hiện một số giải pháp.
Một là xây dựng các cơ chế chính sách hợp lý mang tính hiệu quả cao trong thu hút mời gọi đầu tư, vận động nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt chú trọng đến việc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo các hình thức như BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), BT (xây dựng-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BOO (đầu tư-sử hữu vận hành kinh doanh), PPP (hợp tác đầu tư Nhà nước-tư nhân)... nhằm huy động nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp.
Hai là tiếp tục ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, qua đó huy động tối đa các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài nhà nước và các tầng lớp dân cư.
Ba là thực hiện việc tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, khoa học, có tính khả thi, chú trọng khai thác tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, miền.
Bốn là xây dựng giải pháp tạo mặt bằng sạch trước khi triển khai dự án đầu tư xây dựng. Công tác giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng, nghiệm thu dự án đưa vào khai thác... là những vấn đề quan trọng cần đựơc triển khai thực hiện đồng bộ trong quá trình đầu tư xây dựng để mỗi công trình, mỗi dự án đều phát huy hiệu quả và có tác dụng thúc đầy kinh tế xã hội phát triển, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân./.
Kim Phượng (TTXVN/Vietnam+)