Theo Bộ Tài chính, qua tính toán khả năng huy động trái phiếu Chính phủ thanh toán trong năm nay và tiền lãi trái phiếu thanh toán trong năm, khả năng huy động vốn trái phiếu Chính phủ cả năm, bao gồm cả khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, như vậy tổng khối lượng vốn huy động năm 2012 sẽ vào khoảng từ 130.000-140.000 tỷ đồng.
Căn cứ tính toán này dựa trên dự kiến tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tỷ lệ phân bổ để mua trái phiếu Chính phủ khoảng 15-20%, khối lượng vốn có thể sử dụng để mua mới trái phiếu Chính phủ trong năm nay.
Giải pháp phát triển thị trường vốn được đưa ra là việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ tập trung thực hiện theo kế hoạch đã công bố. Đối với thị trường cổ phiếu và trái phiếu, yếu tố căn bản là ổn định kinh tế vĩ mô và giảm lãi suất.
Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua ngoại tệ để tăng cường dự trữ ngoại hối đồng thời, để điều hành cung tiền trong nền kinh tế ở mức độ hợp lý, kể từ 15/3, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu hút tiền về nên thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại trong 5 tháng đầu năm nay luôn được Ngân hàng Nhà nước điều hành ở mức độ phù hợp. Do vậy, công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc huy động vốn đối với các quý còn lại trong năm vẫn phụ thuộc nhiều vào việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh các mức lãi suất chủ đạo với mỗi lần điều chỉnh 1% đã tạo tâm lý kỳ vọng về giảm lãi suất trong thời gian tới. Hiện nay, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất về lịch biểu, phương thức phát hành giữa tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, nhu cầu đầu tư giấy tờ có giá của Chính phủ tăng mạnh là tiền đề để giảm các lãi suất phát hành trái phiếu theo đúng tín hiệu thị trường.
Mặt khác, mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường còn tương đối cao nên các doanh nghiệp chưa tích cực phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ giảm liên tục kể từ tháng 4 đến nay đã làm tăng khả năng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, kết quả phát hành trái phiếu của doanh nghiệp còn khiêm tốn do nhu cầu vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp.
Nhận định của Bộ Tài chính cho thấy thị trường chứng khoán đã có đợt điều chỉnh giảm trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới sẽ phản ánh đúng hơn kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết./.
Căn cứ tính toán này dựa trên dự kiến tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tỷ lệ phân bổ để mua trái phiếu Chính phủ khoảng 15-20%, khối lượng vốn có thể sử dụng để mua mới trái phiếu Chính phủ trong năm nay.
Giải pháp phát triển thị trường vốn được đưa ra là việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ tập trung thực hiện theo kế hoạch đã công bố. Đối với thị trường cổ phiếu và trái phiếu, yếu tố căn bản là ổn định kinh tế vĩ mô và giảm lãi suất.
Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua ngoại tệ để tăng cường dự trữ ngoại hối đồng thời, để điều hành cung tiền trong nền kinh tế ở mức độ hợp lý, kể từ 15/3, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu hút tiền về nên thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại trong 5 tháng đầu năm nay luôn được Ngân hàng Nhà nước điều hành ở mức độ phù hợp. Do vậy, công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc huy động vốn đối với các quý còn lại trong năm vẫn phụ thuộc nhiều vào việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh các mức lãi suất chủ đạo với mỗi lần điều chỉnh 1% đã tạo tâm lý kỳ vọng về giảm lãi suất trong thời gian tới. Hiện nay, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất về lịch biểu, phương thức phát hành giữa tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, nhu cầu đầu tư giấy tờ có giá của Chính phủ tăng mạnh là tiền đề để giảm các lãi suất phát hành trái phiếu theo đúng tín hiệu thị trường.
Mặt khác, mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường còn tương đối cao nên các doanh nghiệp chưa tích cực phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ giảm liên tục kể từ tháng 4 đến nay đã làm tăng khả năng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, kết quả phát hành trái phiếu của doanh nghiệp còn khiêm tốn do nhu cầu vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp.
Nhận định của Bộ Tài chính cho thấy thị trường chứng khoán đã có đợt điều chỉnh giảm trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới sẽ phản ánh đúng hơn kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết./.
Mai Phương (TTXVN)