Thống đốc Ngân hàng trung ương Hy Lạp, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông George Provopoulos ngày 23/1 đã kêu gọi chấm dứt việc thảo luận khả năng tái cơ cấu nợ của nước này.
Ông cho rằng việc thảo luận tái cơ cấu nợ là "xúc phạm" Hy Lạp bởi nước này đang nỗ lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng đang làm "rung chuyển" khu vực đồng euro.
Theo ông Provopoulos, việc tái cơ cấu nợ sẽ tác động tiêu cực tới tình hình chính trị và kinh tế trong nước, đồng thời sẽ kéo theo một phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát được, có thể làm gia tăng sự mất lòng tin vào tương lai của nền kinh tế Hy Lạp.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu nợ cũng sẽ giáng một đòn nặng nề vào các hệ thống ngân hàng và quỹ lương hưu cũng như gây tổn hại cho các nhà đầu tư trái phiếu chính phủ của Hy Lạp.
Ông Provopoulos cho rằng những hậu quả tiêu cực trong dài hạn của việc tái cơ cấu nợ sẽ trầm trọng hơn những khó khăn nhất thời từ việc điều chỉnh tài chính thông qua các biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Trước đó, một loạt chính trị gia và chuyên gia Hy Lạp cũng như nước ngoài cho rằng Athens cần phải tái cơ cấu nợ bất chấp gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro (khoảng 150 tỷ USD) mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho nước này để giúp giảm gánh nặng nợ công, mà theo dự báo của Bộ Tài chính Hy Lạp, có thể lên tới gần 350 tỷ euro, tương đương hơn 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm nay./.
Ông cho rằng việc thảo luận tái cơ cấu nợ là "xúc phạm" Hy Lạp bởi nước này đang nỗ lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng đang làm "rung chuyển" khu vực đồng euro.
Theo ông Provopoulos, việc tái cơ cấu nợ sẽ tác động tiêu cực tới tình hình chính trị và kinh tế trong nước, đồng thời sẽ kéo theo một phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát được, có thể làm gia tăng sự mất lòng tin vào tương lai của nền kinh tế Hy Lạp.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu nợ cũng sẽ giáng một đòn nặng nề vào các hệ thống ngân hàng và quỹ lương hưu cũng như gây tổn hại cho các nhà đầu tư trái phiếu chính phủ của Hy Lạp.
Ông Provopoulos cho rằng những hậu quả tiêu cực trong dài hạn của việc tái cơ cấu nợ sẽ trầm trọng hơn những khó khăn nhất thời từ việc điều chỉnh tài chính thông qua các biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Trước đó, một loạt chính trị gia và chuyên gia Hy Lạp cũng như nước ngoài cho rằng Athens cần phải tái cơ cấu nợ bất chấp gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro (khoảng 150 tỷ USD) mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho nước này để giúp giảm gánh nặng nợ công, mà theo dự báo của Bộ Tài chính Hy Lạp, có thể lên tới gần 350 tỷ euro, tương đương hơn 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm nay./.
(TTXVN/Vietnam+)