Ngày 18/9, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Venizelos Evangelos cho biết Chính phủ nước này sẽ khởi động một loạt các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mới nhằm cắt giảm chi tiêu công vào năm 2012, trong bối cảnh Hy Lạp đang ra sức trấn an các “chủ nợ” rằng tình hình tài chính của nước này vẫn được nằm trong tầm kiểm soát.
Sau cuộc họp nội các kéo dài 3 giờ, với sự chủ trì của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, Bộ trưởng Venizelos cho biết Chính phủ sẽ thực hiện các mục tiêu ngân sách được đề ra trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Hy Lạp buộc phải áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” này nhằm đảm bảo rằng các nhà cho vay, cụ thể là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sẽ thực hiện đợt giải ngân tiếp theo, nằm trong gói cứu trợ thứ nhất dành cho Athens được thông qua vào năm 2010.
Các biện pháp trên bao gồm tinh giản biên chế trong lĩnh vực công; tạm ngừng trả lương hưu từ nay đến năm 2015; sáp nhập hoặc đóng cửa khoảng 30 công ty quốc doanh.
Tuần trước, Chính phủ Hy Lạp cũng đã thông qua một số biện pháp khẩn cấp khác bao gồm đánh mức thuế mới đối với lĩnh vực bất động sản.
Biện pháp này đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ, tuy nhiên, ông Venizelos cho rằng động thái này là rất cần thiết để cứu nền kinh tế Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ bị sụp đổ.
Đại diện cho những "chủ nợ" của Hy Lạp thường tới Athens 3 tháng/lần để đánh giá sự tiến bộ trong quá trình thực hiện các kế hoạch ổn định nền kinh tế của Hy Lạp, trước khi quyết định "bật đèn xanh" cho việc đưa ra đợt giản ngân thứ sáu nằm trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro, đã được phê duyệt hồi tháng 5/2010.
Cuối tuần trước, ông Venizelos đã tham dự cuộc họp kéo dài hai ngày giữa bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại Wroclaw, phía Tây Nam Ba Lan, nhằm đưa ra các biện pháp giải cứu Hy Lạp và tránh cho Eurozone khỏi nguy cơ bị tan rã.
Tuy nhiên, cuộc họp đã kết thúc mà không mang lại những kết quả như mong đợi. Tại cuộc họp Wroclaw, lãnh đạo các nước Eurozone đã quyết định hoãn lại việc xem xét về đợt giải ngân tiếp theo trị giá 8 tỷ euro dành cho Hy Lạp tới tháng 10/2011, khi mà Athens có thể thuyết phục được các chủ nợ rằng thâm hụt ngân sách của nước này đã được cắt giảm đáng kể./.
Sau cuộc họp nội các kéo dài 3 giờ, với sự chủ trì của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, Bộ trưởng Venizelos cho biết Chính phủ sẽ thực hiện các mục tiêu ngân sách được đề ra trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Hy Lạp buộc phải áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” này nhằm đảm bảo rằng các nhà cho vay, cụ thể là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sẽ thực hiện đợt giải ngân tiếp theo, nằm trong gói cứu trợ thứ nhất dành cho Athens được thông qua vào năm 2010.
Các biện pháp trên bao gồm tinh giản biên chế trong lĩnh vực công; tạm ngừng trả lương hưu từ nay đến năm 2015; sáp nhập hoặc đóng cửa khoảng 30 công ty quốc doanh.
Tuần trước, Chính phủ Hy Lạp cũng đã thông qua một số biện pháp khẩn cấp khác bao gồm đánh mức thuế mới đối với lĩnh vực bất động sản.
Biện pháp này đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ, tuy nhiên, ông Venizelos cho rằng động thái này là rất cần thiết để cứu nền kinh tế Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ bị sụp đổ.
Đại diện cho những "chủ nợ" của Hy Lạp thường tới Athens 3 tháng/lần để đánh giá sự tiến bộ trong quá trình thực hiện các kế hoạch ổn định nền kinh tế của Hy Lạp, trước khi quyết định "bật đèn xanh" cho việc đưa ra đợt giản ngân thứ sáu nằm trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro, đã được phê duyệt hồi tháng 5/2010.
Cuối tuần trước, ông Venizelos đã tham dự cuộc họp kéo dài hai ngày giữa bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại Wroclaw, phía Tây Nam Ba Lan, nhằm đưa ra các biện pháp giải cứu Hy Lạp và tránh cho Eurozone khỏi nguy cơ bị tan rã.
Tuy nhiên, cuộc họp đã kết thúc mà không mang lại những kết quả như mong đợi. Tại cuộc họp Wroclaw, lãnh đạo các nước Eurozone đã quyết định hoãn lại việc xem xét về đợt giải ngân tiếp theo trị giá 8 tỷ euro dành cho Hy Lạp tới tháng 10/2011, khi mà Athens có thể thuyết phục được các chủ nợ rằng thâm hụt ngân sách của nước này đã được cắt giảm đáng kể./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)