Theo trang tin Euobsever, các số liệu trong báo cáo nghiên cứu mới công bố của tổ chức Bertelsmann, có trụ sở tại Berlin, Đức, cho thấy việc Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể khiến nền kinh tế thế giới mất tới 17.000 tỷ euro - một kịch bản đầy ác mộng và tốn kém đến mức kinh hoàng.
Số liệu này đồng nghĩa với việc sẽ có “một cuộc suy thoái kéo dài trên khắp thế giới” trải rộng từ Mỹ tới Trung Quốc và “những biến động lớn đối với cơ cấu xã hội và sự ổn định chính trị” tại các nước vừa từ bỏ đồng euro.
Báo cáo thừa nhận những hậu quả của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone - cho đến gần đây vẫn được các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Đức nêu lên để bàn như một lựa chọn thực tế - là một “điều bí ẩn.”
Nhưng báo cáo lưu ý rằng hiệu ứng "đôminô” mà theo đó “sự đầu cơ trên thị trường vốn và những phản ứng không mong muốn khác sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ đối với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cuối cùng là Italy” là điều có thể xảy ra.
Hiệp ước của Liên minh châu Âu (EU) không có cơ chế trục xuất các nước khỏi Eurozone.
Tuy nhiên nếu các nhà đầu tư ngừng đổ tiền cứu trợ vào ngân khố của Hy Lạp, Athens sẽ chẳng còn đồng nào để chi trả cho bảo hiểm y tế, hoạt động của cảnh sát hay trả lương hưu, buộc nước này phải phát hành đồng tiền riêng của họ và dựa duy nhất vào nguồn thu nhập từ thuế trong nước.
Báo cáo thừa nhận rằng sự trở lại của đồng drachma của Hy Lạp vào năm 2013 sẽ buộc nước này phải xóa thêm 60% khoản nợ của họ.
Việc xóa nợ này sẽ gây ra khoản thâm hụt khổng lồ đối với các ngân hàng tư nhân và các nhà tín dụng công, tạo ra một vòng xoáy mà trong đó các chủ nợ như Pháp, Đức và các quỹ cứu trợ của EU (Cơ chế Bình ổn châu Âu- ESM và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu -EFSF) nhận thấy xếp hạng tín nhiệm tín dụng của họ giảm còn chi phí vay của họ thì lại tăng.
Đồng drachma mới cũng có thể chỉ còn một nửa giá trị so với đồng euro. Tình trạng mất giá có nghĩa là 40% khoản nợ bằng đồng euro hiện nay của Hy Lạp sẽ có mức chi phí gấp đôi. Điều này cũng sẽ ngăn cản tăng trưởng kinh tế bằng việc phá hoại lòng tin của các nhà đầu tư kinh doanh cũng như làm mất sự hứng thú của người dân bình thường đối với việc thế chấp và chi tiêu.
Theo báo cáo trên, việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone sẽ khiến nền kinh tế thế giới tốn 674 tỷ euro trong khoảng thời gian từ 2013 và 2020. Hy Lạp sẽ mất 164 tỷ euro còn Đức tốn 73 tỷ euro.
Nếu Bồ Đào Nha cũng từ bỏ đồng tiền chung, thế giới sẽ mất 2.400 tỷ euro. Bồ Đào Nha sẽ thiệt hại 84 tỷ euro, còn Đức mất 225 tỷ euro.
Cú sốc Hy Lạp-Bồ Đào Nha sẽ tạo ra những chấn động trên khắp thế giới: GDP của Mỹ sẽ giảm 365 tỷ euro còn nền kinh tế Trung Quốc sẽ mất 275 tỷ euro. Cộng thêm Tây Ban Nha, thế giới sẽ thiệt hại 7.900 tỷ euro, với chi phí vay leo thang đối với Pháp (1.200 tỷ euro), Đức (805 tỷ euro) và Mỹ (1.200 tỷ euro).
Nếu Italy cũng ra đi, con số thiệt hại sẽ tăng lên 17.200 tỷ euro trên toàn thế giới; 2.900 tỷ euro với Pháp; 1.700 tỷ euro với Đức; 2.800 tỷ euro với Mỹ và 1.900 tỷ euro với Trung Quốc.
Tuy nhiên trong một ghi chú gắn với bản báo cáo, Chủ tịch Bertelsmann, Aart De Geus, nhận định: “Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng ở châu Âu không biến thành một đám cháy lớn”./.
Số liệu này đồng nghĩa với việc sẽ có “một cuộc suy thoái kéo dài trên khắp thế giới” trải rộng từ Mỹ tới Trung Quốc và “những biến động lớn đối với cơ cấu xã hội và sự ổn định chính trị” tại các nước vừa từ bỏ đồng euro.
Báo cáo thừa nhận những hậu quả của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone - cho đến gần đây vẫn được các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Đức nêu lên để bàn như một lựa chọn thực tế - là một “điều bí ẩn.”
Nhưng báo cáo lưu ý rằng hiệu ứng "đôminô” mà theo đó “sự đầu cơ trên thị trường vốn và những phản ứng không mong muốn khác sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ đối với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cuối cùng là Italy” là điều có thể xảy ra.
Hiệp ước của Liên minh châu Âu (EU) không có cơ chế trục xuất các nước khỏi Eurozone.
Tuy nhiên nếu các nhà đầu tư ngừng đổ tiền cứu trợ vào ngân khố của Hy Lạp, Athens sẽ chẳng còn đồng nào để chi trả cho bảo hiểm y tế, hoạt động của cảnh sát hay trả lương hưu, buộc nước này phải phát hành đồng tiền riêng của họ và dựa duy nhất vào nguồn thu nhập từ thuế trong nước.
Báo cáo thừa nhận rằng sự trở lại của đồng drachma của Hy Lạp vào năm 2013 sẽ buộc nước này phải xóa thêm 60% khoản nợ của họ.
Việc xóa nợ này sẽ gây ra khoản thâm hụt khổng lồ đối với các ngân hàng tư nhân và các nhà tín dụng công, tạo ra một vòng xoáy mà trong đó các chủ nợ như Pháp, Đức và các quỹ cứu trợ của EU (Cơ chế Bình ổn châu Âu- ESM và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu -EFSF) nhận thấy xếp hạng tín nhiệm tín dụng của họ giảm còn chi phí vay của họ thì lại tăng.
Đồng drachma mới cũng có thể chỉ còn một nửa giá trị so với đồng euro. Tình trạng mất giá có nghĩa là 40% khoản nợ bằng đồng euro hiện nay của Hy Lạp sẽ có mức chi phí gấp đôi. Điều này cũng sẽ ngăn cản tăng trưởng kinh tế bằng việc phá hoại lòng tin của các nhà đầu tư kinh doanh cũng như làm mất sự hứng thú của người dân bình thường đối với việc thế chấp và chi tiêu.
Theo báo cáo trên, việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone sẽ khiến nền kinh tế thế giới tốn 674 tỷ euro trong khoảng thời gian từ 2013 và 2020. Hy Lạp sẽ mất 164 tỷ euro còn Đức tốn 73 tỷ euro.
Nếu Bồ Đào Nha cũng từ bỏ đồng tiền chung, thế giới sẽ mất 2.400 tỷ euro. Bồ Đào Nha sẽ thiệt hại 84 tỷ euro, còn Đức mất 225 tỷ euro.
Cú sốc Hy Lạp-Bồ Đào Nha sẽ tạo ra những chấn động trên khắp thế giới: GDP của Mỹ sẽ giảm 365 tỷ euro còn nền kinh tế Trung Quốc sẽ mất 275 tỷ euro. Cộng thêm Tây Ban Nha, thế giới sẽ thiệt hại 7.900 tỷ euro, với chi phí vay leo thang đối với Pháp (1.200 tỷ euro), Đức (805 tỷ euro) và Mỹ (1.200 tỷ euro).
Nếu Italy cũng ra đi, con số thiệt hại sẽ tăng lên 17.200 tỷ euro trên toàn thế giới; 2.900 tỷ euro với Pháp; 1.700 tỷ euro với Đức; 2.800 tỷ euro với Mỹ và 1.900 tỷ euro với Trung Quốc.
Tuy nhiên trong một ghi chú gắn với bản báo cáo, Chủ tịch Bertelsmann, Aart De Geus, nhận định: “Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng ở châu Âu không biến thành một đám cháy lớn”./.
Thái Vân (TTXVN)