Kết thúc 12 giờ thương lượng trong cuộc gặp lần ba vào ngày 26/11, các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã đạt thỏa thuận mới với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các biện pháp để giảm 40 tỷ euro (52 tỷ USD), đưa tỷ lệ nợ của Hy Lạp xuống 124% GDP vào năm 2020, dưới 110% GDP vào năm 2022 và sau đó sẽ giải ngân 43,7 tỷ euro khoản cứu trợ tiếp theo cho nước này sau nhiều tháng trì hoãn.
Các bộ trưởng nhất trí cắt giảm 100 điểm cơ bản lãi suất các khoản vay chính thức, kéo dài thời hạn thanh toán từ 15 năm lên thành 30 năm và cho phép Hy Lạp hoãn trả lãi trong vòng 10 năm.
Các bộ trưởng cũng cam kết chuyển 11 tỷ euro lợi nhuận mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có được từ việc mua trái phiếu của Hy Lạp trên thị trường thứ cấp với giá hạ cho các ngân hàng trung ương để sau đó có thể chuyển trở lại cho Hy Lạp.
Một giải pháp khác cũng đã được đồng ý là tài trợ cho Hy Lạp để nước này mua lại nợ từ các chủ nợ tư nhân với chi phí thấp.
Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker cho biết các bộ trưởng sẽ chính thức thông qua việc giải ngân số tiền cứu trợ nói trên vào ngày 13/12 và nước này sẽ nhận được tiền theo nhiều đợt, nếu đáp ứng được các điều kiện.
Trong số 43,7 tỷ euro sẽ được cấp cho Hy Lạp, 23,8 tỷ euro sẽ được dành để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 10,6 tỷ euro để hỗ trợ ngân sách. Tuy nhiên, phần đóng góp của IMF, chiếm chưa đến 1/3 tổng số tiền, sẽ chỉ được chuyển cho Hy Lạp nếu nước này tiến hành mua lại nợ trong những tuần tới.
Hy Lạp là nước có gánh nặng nợ lớn nhất ở Eurozone hiện nay, dù đã được xóa một lượng lớn nợ hồi đầu năm nay. Các cuộc thương lượng đã mắc kẹt ở điểm làm cách nào để hạ tỷ lệ nợ của Hy Lạp, dự kiến lên tới đỉnh điểm 190-200% GDP trong hai năm tới, xuống 120% GDP vào năm 2020. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận vừa đạt được đã mở ra hy vọng mới cho Hy Lạp, với nợ giảm và tăng trưởng trở lại nhờ những cải cách triệt để, đồng thời cũng giúp củng cố niềm tin vào toàn bộ khu vực.
Vấn đề còn lại hiện nay là liệu Hy Lạp có thể ổn định nợ mà không cần chính phủ các nước Eurozone phải xóa một phần số nợ hay không. ECB, Đức và các nước đồng minh Bắc Âu cho đến nay vẫn phản đối ý tưởng này khi cho rằng điều đó vi phạm quy định cấm tài trợ cho các chính phủ và cho đây phải là lựa chọn cuối cùng, có thể được tính tới sau năm 2015. Trong khi đó, đây lại là giải pháp mà IMF đang muốn hối thúc./.
Các bộ trưởng nhất trí cắt giảm 100 điểm cơ bản lãi suất các khoản vay chính thức, kéo dài thời hạn thanh toán từ 15 năm lên thành 30 năm và cho phép Hy Lạp hoãn trả lãi trong vòng 10 năm.
Các bộ trưởng cũng cam kết chuyển 11 tỷ euro lợi nhuận mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có được từ việc mua trái phiếu của Hy Lạp trên thị trường thứ cấp với giá hạ cho các ngân hàng trung ương để sau đó có thể chuyển trở lại cho Hy Lạp.
Một giải pháp khác cũng đã được đồng ý là tài trợ cho Hy Lạp để nước này mua lại nợ từ các chủ nợ tư nhân với chi phí thấp.
Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker cho biết các bộ trưởng sẽ chính thức thông qua việc giải ngân số tiền cứu trợ nói trên vào ngày 13/12 và nước này sẽ nhận được tiền theo nhiều đợt, nếu đáp ứng được các điều kiện.
Trong số 43,7 tỷ euro sẽ được cấp cho Hy Lạp, 23,8 tỷ euro sẽ được dành để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 10,6 tỷ euro để hỗ trợ ngân sách. Tuy nhiên, phần đóng góp của IMF, chiếm chưa đến 1/3 tổng số tiền, sẽ chỉ được chuyển cho Hy Lạp nếu nước này tiến hành mua lại nợ trong những tuần tới.
Hy Lạp là nước có gánh nặng nợ lớn nhất ở Eurozone hiện nay, dù đã được xóa một lượng lớn nợ hồi đầu năm nay. Các cuộc thương lượng đã mắc kẹt ở điểm làm cách nào để hạ tỷ lệ nợ của Hy Lạp, dự kiến lên tới đỉnh điểm 190-200% GDP trong hai năm tới, xuống 120% GDP vào năm 2020. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận vừa đạt được đã mở ra hy vọng mới cho Hy Lạp, với nợ giảm và tăng trưởng trở lại nhờ những cải cách triệt để, đồng thời cũng giúp củng cố niềm tin vào toàn bộ khu vực.
Vấn đề còn lại hiện nay là liệu Hy Lạp có thể ổn định nợ mà không cần chính phủ các nước Eurozone phải xóa một phần số nợ hay không. ECB, Đức và các nước đồng minh Bắc Âu cho đến nay vẫn phản đối ý tưởng này khi cho rằng điều đó vi phạm quy định cấm tài trợ cho các chính phủ và cho đây phải là lựa chọn cuối cùng, có thể được tính tới sau năm 2015. Trong khi đó, đây lại là giải pháp mà IMF đang muốn hối thúc./.
Lê Minh (TTXVN)