Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano và Trưởng đoàn đám phán hạt nhân Iran Saeed Jalili đã hoan nghênh cuộc hội đàm "sâu sắc" và "hết sức hữu ích" về chương trình hạt nhân của Tehran, được hai bên tiến hành ngày 21/5.
Đài truyền hình quốc gia IRIB của Iran dẫn lời ông Amano nói: "Chúng tôi đã có cuộc hội đàm cởi mở và sâu sắc trong bầu không khí tích cực. Chắc chắn tiến triển của cuộc hội đàm này sẽ có tác động tích cực đến cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Tất nhiên, đây là hai vấn đề khác nhau, song có thể tác động củng cố lẫn nhau."
Theo đài này, phát biểu của ông Amano được coi là dấu hiệu tích cực trước khi diễn ra cuộc đàm phán rộng rãi và quan trọng hơn vào ngày 23/5 tới ở Baghdad, Iraq giữa đoàn đại biểu Iran, do ông Jalili dẫn đầu và các đại diện của nhóm P5+1.
Phát biểu với báo giới ngày 21/5, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali-Akbar Salehi hy vọng vòng đám phán sắp tới sẽ kết thúc thúc tốt đẹp và đạt hiệu quả "tích cực."
Ngày 20/5 vừa qua, ông Amano đã có cuộc thảo luận với Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Fereydoon Abbasi Davani về những vấn đề còn tồn tại trong chương trình hạt nhân của Iran vốn xuất phát từ lo ngại của các nước phương Tây.
Cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề giải trừ hạt nhân, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình như được nêu trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hai ông cũng thảo luận việc "củng cố" IAEA để cơ quan này làm việc hiệu quả hơn trong quá trình theo đuổi những mục tiêu nói trên.
Hai nhà lãnh đạo của IAEA và AEOI nhất trí mở rộng hợp tác "hiệu quả" trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghiệp.
Về cuộc thảo luận trên, ông Jalili nói: "Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận hữu ích với ông Amano" và bày tỏ tin tưởng hai bên "sẽ có sự hợp tác tốt trong tương lai."
Trước đó, ngày 19/5 vừa qua, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) diễn ra tại trại David, Mỹ, các nhà lãnh đạo G8 cũng đã đưa ra một tuyên bố tái khẳng định những "quan ngại" đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran; đồng thời kêu gọi Teheran tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (UNSC) và đáp ứng các yêu cầu của Ban điều hành Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (AEA).
Trong một động thái có liên quan, ngày 21/5, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua gói trừng phạt kinh tế mới đối với ngành dầu mỏ Iran. Gói trừng phạt xây dựng trên cơ sở một đạo luật, được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký tháng 12/2012, về các biện pháp trừng phạt, ngăn cấm các tổ chức nước ngoài giao dịch thương mại với ngân hàng trung ương Iran; đồng thời ngăn cản Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Iran và Tập đoàn vận chuyển dầu mỏ nhà nước Iran bán và chuyên chở dầu ra nước ngoài.
Những biện pháp này đã gây thiệt hại kinh tế lớn đối với nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới này./.
Đài truyền hình quốc gia IRIB của Iran dẫn lời ông Amano nói: "Chúng tôi đã có cuộc hội đàm cởi mở và sâu sắc trong bầu không khí tích cực. Chắc chắn tiến triển của cuộc hội đàm này sẽ có tác động tích cực đến cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Tất nhiên, đây là hai vấn đề khác nhau, song có thể tác động củng cố lẫn nhau."
Theo đài này, phát biểu của ông Amano được coi là dấu hiệu tích cực trước khi diễn ra cuộc đàm phán rộng rãi và quan trọng hơn vào ngày 23/5 tới ở Baghdad, Iraq giữa đoàn đại biểu Iran, do ông Jalili dẫn đầu và các đại diện của nhóm P5+1.
Phát biểu với báo giới ngày 21/5, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali-Akbar Salehi hy vọng vòng đám phán sắp tới sẽ kết thúc thúc tốt đẹp và đạt hiệu quả "tích cực."
Ngày 20/5 vừa qua, ông Amano đã có cuộc thảo luận với Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Fereydoon Abbasi Davani về những vấn đề còn tồn tại trong chương trình hạt nhân của Iran vốn xuất phát từ lo ngại của các nước phương Tây.
Cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề giải trừ hạt nhân, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình như được nêu trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hai ông cũng thảo luận việc "củng cố" IAEA để cơ quan này làm việc hiệu quả hơn trong quá trình theo đuổi những mục tiêu nói trên.
Hai nhà lãnh đạo của IAEA và AEOI nhất trí mở rộng hợp tác "hiệu quả" trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghiệp.
Về cuộc thảo luận trên, ông Jalili nói: "Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận hữu ích với ông Amano" và bày tỏ tin tưởng hai bên "sẽ có sự hợp tác tốt trong tương lai."
Trước đó, ngày 19/5 vừa qua, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) diễn ra tại trại David, Mỹ, các nhà lãnh đạo G8 cũng đã đưa ra một tuyên bố tái khẳng định những "quan ngại" đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran; đồng thời kêu gọi Teheran tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (UNSC) và đáp ứng các yêu cầu của Ban điều hành Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (AEA).
Trong một động thái có liên quan, ngày 21/5, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua gói trừng phạt kinh tế mới đối với ngành dầu mỏ Iran. Gói trừng phạt xây dựng trên cơ sở một đạo luật, được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký tháng 12/2012, về các biện pháp trừng phạt, ngăn cấm các tổ chức nước ngoài giao dịch thương mại với ngân hàng trung ương Iran; đồng thời ngăn cản Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Iran và Tập đoàn vận chuyển dầu mỏ nhà nước Iran bán và chuyên chở dầu ra nước ngoài.
Những biện pháp này đã gây thiệt hại kinh tế lớn đối với nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới này./.
(TTXVN)