IMF khuyến nghị VN không nên nới lỏng chính sách

gày 7/9, ông Alfred Schipke, Trưởng đoàn Tham vấn Điều IV Điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang có chuyến thăm Việt Nam đã trao đổi với báo chí về việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu khu vực tài chính ngân hàng và giải quyết nợ xấu.

Ông Alfred Schipke khuyến nghị, từ giờ cho tới năm 2013, Chính phủ không nên nới lỏng chính sách mà nên tiếp tục giữ và duy trì chính sách hiện tại.
Ngày 7/9, ông Alfred Schipke, Trưởng đoàn Tham vấn Điều IV Điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang có chuyến thăm Việt Nam đã trao đổi với báo chí về việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu khu vực tài chính ngân hàng và giải quyết nợ xấu.

Ông Alfred Schipke khuyến nghị, từ giờ cho tới năm 2013, Chính phủ không nên nới lỏng chính sách mà nên tiếp tục giữ và duy trì chính sách hiện tại.

- Ông đánh giá như thế nào về chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 12 tháng qua, đặc biệt là về chính sách tiền tệ và tỷ giá? Ông có tư vấn chính sách gì cho Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước trong các tháng tới và cho năm 2013?

Ông Alfred Schipke: Trước tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng chúng tôi đã có những buổi thảo luận rất hay và hiệu quả với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Liên quan tới chính sách, chúng ta cần nhớ rằng, chỉ một năm trước đây, chúng ta có mức lạm phát tương đối cao và trạng thái đối ngoại yếu. Vì vậy, các chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước trong vòng 12 tháng qua đang bắt đầu cho thấy các kết quả tích cực như lạm phát giảm đi, cán cân vãng lai, trạng thái đối ngoại được cải thiện, thị trường ngoại hối ổn định và quan trọng nhất Chính phủ đã bắt đầu tăng dự trữ ngoại hối trở lại.

Điều này có nghĩa là các bất ổn của Việt Nam giảm đi so với một năm trước đây và điều này là rất quan trọng, trong bối cảnh các cú sốc tiêu cực từ bên ngoài có thể xảy ra.

Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng ổn định kinh tế và các khoảng đệm tăng lên không chỉ là quan trọng đối với tính dễ bị tổn thương mà rất cần thiết để tăng cường lòng tin ở Việt Nam. Lòng tin được tăng cường, sẽ giúp tăng đầu tư của khu vực tư nhân, cả trong nước và nước ngoài. Điều này là cần thiết để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong tương lai.

Từ giờ cho tới năm 2013, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách mà nên tiếp tục giữ và theo đuổi con đường chính sách hiện tại.

Lạm phát cơ bản vẫn tương đối cao và có rủi ro về việc giá lương thực thế giới tăng sẽ lan truyền vào nền kinh tế trong nước đồng thời, cũng cần tiếp tục xây dựng các khoảng đệm, đặc biệt là dự trữ quốc tế.

Liên quan tới lạm phát, tôi muốn nhấn mạnh rằng ổn định giá và lạm phát thấp hơn tương đối là đặc biệt có lợi cho người nghèo vì sức mua của người nghèo là thấp hơn.

- Ông đánh giá như thế nào về chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà Việt Nam đang thực hiện? Ông có tư vấn và khuyến nghị chính sách gì đối với việc thực hiện Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) mà Ngân hàng Nhà nước đang chủ trì phối hợp với các Bộ ngành để thực hiện?

Ông Alfred Schipke: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp để củng cố khu vực ngân hàng. Và chương trình tái cấu trúc khu vực ngân hàng là một bước đi đúng hướng. Tất nhiên, cần làm nhiều việc hơn nữa.

Trên thực tế, IMF cùng với Ngân hàng Thế giới đang thực hiện đánh giá khu vực tài chính theo chương trình FSAP. Đây là một chương trình tự nguyện. Việt Nam đã đề xuất để tham gia chương trình này. Chương trình này đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm Mỹ và Trung Quốc.
 
Chương trình FSAP sẽ tập trung đánh giá tổng thể hệ thống ngân hàng hiện tại; nêu bật những điểm dễ bị tổn thương và đề xuất các biện pháp cải cách mà Chính phủ cần thực hiện.

Hệ thống ngân hàng lành mạnh là rất quan trọng để khu vực tư nhân, các cá nhân và các công ty tiếp cận được với tín dụng. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tôi cũng nhấn mạnh rằng cải cách khu vực tài chính nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng không phải là một việc có thể thực hiện một sớm một chiều, mà đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm cao.

Nhưng chúng tôi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, sẵn sàng đồng hành với Chính phủ Việt Nam để củng cố khu vực tài chính, thông qua cung cấp hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật.

- Theo ông, Việt Nam có cần phải có một công ty xử lý nợ xấu?

Ông Alfred Schipke: Điều chúng tôi sẽ làm là, khi tiến hành chương trình FSAP, chúng tôi sẽ cùng với Ngân hàng Nhà nước rà soát tỷ lệ nợ xấu và sau đó đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ về cách thức giải quyết các điểm yếu trong hệ thống ngân hàng.

Từ đó, Chính phủ có thể tiến tới xử lý các điểm yếu này, có thể là với hỗ trợ kỹ thuật của IMF./.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục