Trong báo cáo vừa công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thể chế tài chính này cảnh báo, nguồn vốn nước ngoài đổ vào các nền kinh tế đang nổi ở châu Á vẫn là "một mối quan ngại lớn" đối với các nhà hoạch định chính sách trong một khu vực vốn đang phải vật lộn đối phó với lạm phát tăng cao.
Theo IMF, các nguồn vốn này là "đặc biệt lớn" tại một số nước, trong đó có Trung Quốc, Indonesia và Philippines. IMF dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong khu vực này có thể đạt gần 7% trong hai năm 2011 và 2012.
Một vài nền kinh tế, trong đó có Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ, đã siết chặt chính sách tiền tệ nhằm chặn lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ chảy vào các nước này từ những nhà đầu tư đang mong muốn tìm được các nguồn lợi nhuận lớn hơn khi đầu tư vào đây hơn là vào các nền kinh tế uể oải ở phương Tây.
IMF cũng dự báo, các nguồn vốn sẽ vẫn tiếp tục đổ vào châu Á trong các năm 2011 và 2012, do triển vọng tăng trưởng trong khu vực vẫn mạnh và bởi thế, đây vẫn là "mối quan ngại lớn của các nhà hoạch định chính sách". Tuy nhiên, IMF cho rằng, các nguồn vốn trên "nhìn chung đã chậm lại" kể từ tháng 10/2010 và hiện đang ở dưới các mức đỉnh trước đây, chẳng hạn như vào trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
IMF còn cảnh báo về tình hình lạm phát trong khu vực, nhấn mạnh rằng lạm phát đang có những dấu hiệu tăng nóng, với giá cả lương thực, thực phẩm và năng lượng tăng cao. Theo dự đoán của IMF, lạm phát tại Trung Quốc sẽ "leo lên mức đỉnh trong ngắn hạn" trước khi rơi xuống mức 4-4,5% vào cuối năm nay, nhờ mục tiêu kiềm chế lạm phát của Bắc Kinh.
Vào đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 3 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái - tỷ lệ lạm phát năm cao nhất kể từ tháng 7/2008, còn tỷ lệ lạm phát trong quý I/2001 là 5%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của toàn khu vực có thể leo lên mức đỉnh trong năm 2011, sau đó sẽ giảm xuống vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Về Nhật Bản, báo cáo của IMF cho rằng Nhật Bản vẫn có "nhiều lựa chọn" để chi trả cho các chi phí tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, mà Chính phủ Nhật ước tính có thể lên tới 25 nghìn tỷ yen (306 tỷ USD).
Theo IMF, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản vẫn còn ở mức "thấp và ổn định", bởi thế Tokyo có thể phát hành thêm trái phiếu để lấy tiền phục vụ công cuộc tái thiết đất nước. IMF cũng cho rằng Nhật Bản cần phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để gia tăng các nguồn thu./.
Theo IMF, các nguồn vốn này là "đặc biệt lớn" tại một số nước, trong đó có Trung Quốc, Indonesia và Philippines. IMF dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong khu vực này có thể đạt gần 7% trong hai năm 2011 và 2012.
Một vài nền kinh tế, trong đó có Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ, đã siết chặt chính sách tiền tệ nhằm chặn lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ chảy vào các nước này từ những nhà đầu tư đang mong muốn tìm được các nguồn lợi nhuận lớn hơn khi đầu tư vào đây hơn là vào các nền kinh tế uể oải ở phương Tây.
IMF cũng dự báo, các nguồn vốn sẽ vẫn tiếp tục đổ vào châu Á trong các năm 2011 và 2012, do triển vọng tăng trưởng trong khu vực vẫn mạnh và bởi thế, đây vẫn là "mối quan ngại lớn của các nhà hoạch định chính sách". Tuy nhiên, IMF cho rằng, các nguồn vốn trên "nhìn chung đã chậm lại" kể từ tháng 10/2010 và hiện đang ở dưới các mức đỉnh trước đây, chẳng hạn như vào trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
IMF còn cảnh báo về tình hình lạm phát trong khu vực, nhấn mạnh rằng lạm phát đang có những dấu hiệu tăng nóng, với giá cả lương thực, thực phẩm và năng lượng tăng cao. Theo dự đoán của IMF, lạm phát tại Trung Quốc sẽ "leo lên mức đỉnh trong ngắn hạn" trước khi rơi xuống mức 4-4,5% vào cuối năm nay, nhờ mục tiêu kiềm chế lạm phát của Bắc Kinh.
Vào đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 3 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái - tỷ lệ lạm phát năm cao nhất kể từ tháng 7/2008, còn tỷ lệ lạm phát trong quý I/2001 là 5%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của toàn khu vực có thể leo lên mức đỉnh trong năm 2011, sau đó sẽ giảm xuống vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Về Nhật Bản, báo cáo của IMF cho rằng Nhật Bản vẫn có "nhiều lựa chọn" để chi trả cho các chi phí tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, mà Chính phủ Nhật ước tính có thể lên tới 25 nghìn tỷ yen (306 tỷ USD).
Theo IMF, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản vẫn còn ở mức "thấp và ổn định", bởi thế Tokyo có thể phát hành thêm trái phiếu để lấy tiền phục vụ công cuộc tái thiết đất nước. IMF cũng cho rằng Nhật Bản cần phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để gia tăng các nguồn thu./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)