Ngày 12/3, Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Naoyuki Shinohara cho biết, IMF đang xây dựng cơ chế tín dụng mới sẽ được áp dụng trong tình huống nổ ra khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
Nhóm G-20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới đã thỏa thuận tăng gấp ba lần khả năng cho vay của IMF lên 750 tỷ USD, tạo điều kiện để thể chế tài chính đa phương này có thể đổ nguồn tài chính bổ sung khổng lồ vào nền kinh tế toàn cầu nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính.
Nguồn tài chính bổ sung này đến từ nhiều nguồn khác nhau như bán kho dự trữ vàng khổng lồ hoặc phát hành trái phiếu của IMF...
IMF đã chính thức áp dụng khuôn khổ phát hành trái phiếu từ ngày 1/7/2009 như một hình thức đầu tư của các nước thành viên để IMF sử dụng hỗ trợ cho các thành viên khác.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn đã hoan nghênh việc Ấn Độ mua 10 tỷ USD trái phiếu IMF.
Trước đó, Nhật Bản cũng đã mua 100 tỷ USD, Trung Quốc mua 50 tỷ USD, Liên minh châu Âu mua 178 tỷ USD, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Nga, Brazil và Canada mỗi nước mua 10 tỷ USD, Australia mua 5,7 tỷ USD, Nauy mua 4,5 tỷ USD… trái phiếu IMF.
Các nền kinh tế đang phát triển nhỏ hơn như Singapore và Chile mỗi nước cũng đã mua 1,5-1,6 tỷ USD.
Ông Kahn nhấn mạnh, đầu tư của các nước thành viên sẽ giúp IMF tăng cường hệ thống tài chính, đảm bảo nguồn quỹ dồi dào đáp ứng nhu cầu tín dụng của các nước thành viên./.
Nhóm G-20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới đã thỏa thuận tăng gấp ba lần khả năng cho vay của IMF lên 750 tỷ USD, tạo điều kiện để thể chế tài chính đa phương này có thể đổ nguồn tài chính bổ sung khổng lồ vào nền kinh tế toàn cầu nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính.
Nguồn tài chính bổ sung này đến từ nhiều nguồn khác nhau như bán kho dự trữ vàng khổng lồ hoặc phát hành trái phiếu của IMF...
IMF đã chính thức áp dụng khuôn khổ phát hành trái phiếu từ ngày 1/7/2009 như một hình thức đầu tư của các nước thành viên để IMF sử dụng hỗ trợ cho các thành viên khác.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn đã hoan nghênh việc Ấn Độ mua 10 tỷ USD trái phiếu IMF.
Trước đó, Nhật Bản cũng đã mua 100 tỷ USD, Trung Quốc mua 50 tỷ USD, Liên minh châu Âu mua 178 tỷ USD, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Nga, Brazil và Canada mỗi nước mua 10 tỷ USD, Australia mua 5,7 tỷ USD, Nauy mua 4,5 tỷ USD… trái phiếu IMF.
Các nền kinh tế đang phát triển nhỏ hơn như Singapore và Chile mỗi nước cũng đã mua 1,5-1,6 tỷ USD.
Ông Kahn nhấn mạnh, đầu tư của các nước thành viên sẽ giúp IMF tăng cường hệ thống tài chính, đảm bảo nguồn quỹ dồi dào đáp ứng nhu cầu tín dụng của các nước thành viên./.
(TTXVN/Vietnam+)