Trong khuôn khỗ nỗ lực nhằm cải thiện ổn định trên vùng biển Đông Nam Á - nơi từ lâu vẫn xảy ra các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch mời hải quân các nước trong và ngoài khu vực tham gia tập trận hải quân chung.
Phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Quốc tế Jakarta (JIDD) lần thứ ba, vừa kết thúc ngày 21/3/2013, Tư lệnh Hải quân Indonesia (TNI-AL), Phó đô đốc Marsetio nói rằng TNI-AL sẽ giới thiệu nội dung chi tiết về kế hoạch nói trên tại Hội nghị chuyên đề An ninh Hàng hải Quốc tế, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 12 tới tại Jakarta, với sự tham dự của hơn 45 Tư lênh Hải quân các nước trên thế giới.
Phó đô đốc Marsetio nêu rõ Indonesia muốn tiến hành các cuộc diễn tập hay tập trận đa phương, trong đó bước đầu là với tất cả thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), hay cũng có thể là ASEAN+2, ASEAN+3 hoặc ASEAN + tất cả các nước đối tác đối thoại.
Những cuộc diễn tập hay tập trận như vậy sẽ giúp khu vực đối phó tốt hơn với các thách thức an ninh hàng hải, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, tội phạm xuyên quốc gia, an toàn vận tải biển, ứng phó thảm họa thiên tai, tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn.
Phó đô đốc Marsetio lưu ý an ninh hàng hải trong khu vực Biển Đông hiện trong xu hướng dễ có nguy cơ dẫn tới xung đột, mặc dù ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Trong bối cảnh như vậy, tập trận chung hải quân có thể giúp các nước trong khu vực tăng cường những nỗ lực nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.
Ông khẳng định kế hoạch này hoàn toàn khả thi, bởi một số nước ASEAN đã hợp tác trong các sáng kiến an ninh hàng hải, chẳng hạn như tuần tra chung tại eo biển Malacca - kênh vận tải biển chính dài 805km nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với sự tham gia của Hải quân Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Phó đô đốc Marsetio nhấn mạnh rằng chương trình tuần tra chung tại eo biển Malacca, được tiến hành từ năm 2004 với mục tiêu ban đầu ngăn chặn buôn lậu, có thể trở thành một khuôn mẫu cho các thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng hải quân ASEAN. Ví dụ, các nước thành viên ASEAN trước hết có thể nhất trí về những thách thức an ninh hàng hải tại khu vực biển này, để có thể tiến tới cam kết sẵn sàng triển khai lực lượng hải quân đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào hay sự gia tăng căng thẳng tại các khu vực đã xác định.
Trong một động thái liên quan, Chuẩn đô đốc Anne Cullerre, Chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp ở Thái Bình dương đã hoan nghênh ý tưởng về tập trận hải quân chung trong khu vực Đông Nam Á, khi cho rằng nó có thể thúc đẩy một sự hợp tác và khả năng tương tác lớn hơn./.
Phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Quốc tế Jakarta (JIDD) lần thứ ba, vừa kết thúc ngày 21/3/2013, Tư lệnh Hải quân Indonesia (TNI-AL), Phó đô đốc Marsetio nói rằng TNI-AL sẽ giới thiệu nội dung chi tiết về kế hoạch nói trên tại Hội nghị chuyên đề An ninh Hàng hải Quốc tế, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 12 tới tại Jakarta, với sự tham dự của hơn 45 Tư lênh Hải quân các nước trên thế giới.
Phó đô đốc Marsetio nêu rõ Indonesia muốn tiến hành các cuộc diễn tập hay tập trận đa phương, trong đó bước đầu là với tất cả thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), hay cũng có thể là ASEAN+2, ASEAN+3 hoặc ASEAN + tất cả các nước đối tác đối thoại.
Những cuộc diễn tập hay tập trận như vậy sẽ giúp khu vực đối phó tốt hơn với các thách thức an ninh hàng hải, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, tội phạm xuyên quốc gia, an toàn vận tải biển, ứng phó thảm họa thiên tai, tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn.
Phó đô đốc Marsetio lưu ý an ninh hàng hải trong khu vực Biển Đông hiện trong xu hướng dễ có nguy cơ dẫn tới xung đột, mặc dù ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Trong bối cảnh như vậy, tập trận chung hải quân có thể giúp các nước trong khu vực tăng cường những nỗ lực nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.
Ông khẳng định kế hoạch này hoàn toàn khả thi, bởi một số nước ASEAN đã hợp tác trong các sáng kiến an ninh hàng hải, chẳng hạn như tuần tra chung tại eo biển Malacca - kênh vận tải biển chính dài 805km nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với sự tham gia của Hải quân Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Phó đô đốc Marsetio nhấn mạnh rằng chương trình tuần tra chung tại eo biển Malacca, được tiến hành từ năm 2004 với mục tiêu ban đầu ngăn chặn buôn lậu, có thể trở thành một khuôn mẫu cho các thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng hải quân ASEAN. Ví dụ, các nước thành viên ASEAN trước hết có thể nhất trí về những thách thức an ninh hàng hải tại khu vực biển này, để có thể tiến tới cam kết sẵn sàng triển khai lực lượng hải quân đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào hay sự gia tăng căng thẳng tại các khu vực đã xác định.
Trong một động thái liên quan, Chuẩn đô đốc Anne Cullerre, Chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp ở Thái Bình dương đã hoan nghênh ý tưởng về tập trận hải quân chung trong khu vực Đông Nam Á, khi cho rằng nó có thể thúc đẩy một sự hợp tác và khả năng tương tác lớn hơn./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)