Kim ngạch xuất khẩu cao su của South Kalimantan - khu vực trồng cao su chủ chốt của Indonesia, đã giảm mạnh tới 41,34% trong 6 tháng đầu năm nay, từ 126 triệu USD cùng kỳ năm ngoái xuống 74,1 triệu USD.
Vụ trưởng Ngoại thương Bộ Thương mại Indonesia, Gusti Yasni Iqbal, tình trạng trên cũng xẩy ra tương tự tại các khu vực trồng cao su khác trong cả nước, và sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do giá cao su sụt giảm, mặc dù lượng xuất khẩu tăng trong cùng kỳ, riêng South Kalimantan tăng 15,67%.
Indonesia hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Thái Lan.
Tuy nhiên, ông Gusti Yasni Iqbal lưu ý rằng mặc dù sự suy giảm trong xuất khẩu cao su không tác động nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, bởi than đá và dầu cọ mới là các mặt hàng xuất chủ lực, song mức giảm quá mạnh giá cao su có thể khiến nông dân chuyển đổi các diện tích trồng cao su sang các mục đích khác, nhất là sang trồng cọ dầu./.
Vụ trưởng Ngoại thương Bộ Thương mại Indonesia, Gusti Yasni Iqbal, tình trạng trên cũng xẩy ra tương tự tại các khu vực trồng cao su khác trong cả nước, và sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do giá cao su sụt giảm, mặc dù lượng xuất khẩu tăng trong cùng kỳ, riêng South Kalimantan tăng 15,67%.
Indonesia hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Thái Lan.
Tuy nhiên, ông Gusti Yasni Iqbal lưu ý rằng mặc dù sự suy giảm trong xuất khẩu cao su không tác động nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, bởi than đá và dầu cọ mới là các mặt hàng xuất chủ lực, song mức giảm quá mạnh giá cao su có thể khiến nông dân chuyển đổi các diện tích trồng cao su sang các mục đích khác, nhất là sang trồng cọ dầu./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)