Theo báo cáo “Thực trạng buôn bán, sử dụng chất gây nghiện tại Indonesia năm 2013” của Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) tại Indonesia, quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục là điểm trung chuyển ma túy trọng điểm của các tổ chức tội phạm quốc tế.
Tại buổi công bố báo cáo trên ngày 20/2, Giám đốc Cơ quan Phòng Chống tội phạm ma túy Indonesia (BNN), Tướng Anang Iskandar cho biết trong những năm gần đây, Indonesia đã trở thành điểm trung chuyển của các hoạt động buôn lậu ma túy, đặc biệt là thuốc gây nghiện gốc amphetamine (ATS) với hai dạng phổ biến là thuốc lắc (ectasy) và ma túy đá (cristaline methamphetamin).
Trước khi vào Indonesia, các tuyến đường vận chuyển ma túy được bắt nguồn từ Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore. Số vụ buôn bán ma túy được phát hiện năm 2011 tại Indonesia đã tăng gấp ba lần so với năm 2010, lên 11.819 vụ, trong đó có 15.766 người bị bắt giữ.
Trong giai đoạn 2006-2011, các cơ quan chức năng của Indonesia đã xóa xổ 135 cơ sở chế biến ATS, trog đó có 35 cơ sở trong năm 2011, và tỷ lệ ma túy đá trong tổng lượng các chất ma túy bị thu giữ cũng tăng mạnh từ 38% năm 2009, lên 53% năm 2010 và 62% năm 2011.
Tổng giá trị lượng ma túy đá tiêu thụ hàng năm ở Indonesia ước tính vào khoảng 9-10 nghìn tỷ rupia (1 tỷ USD), và lượng thuốc lắc trị giá xấp xỉ 2.200 tỷ rupia (230 triệu USD).
UNODC lưu ý rằng cũng trong năm 2011, đã có khoảng 12,5 tấn ma túy đá và 16 triệu viên thuốc lắc được tiêu thụ ở Indonesia, với khoảng 3,7-4,7 triệu người sử dụng ma túy, trong đó có 1,2 triệu người sử dụng ma túy đá và 900.000 người sử dụng thuốc lắc.
Con số này mặc dù không tăng đột biến nhưng đặc điểm địa lý quần đảo trải rộng trên biển, dân số trẻ và đang gia tăng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động và mở rộng buôn bán ma tuý bất hợp pháp của các tổ chức quốc tế tại Indonesia.
Báo cáo của UNODC nằm trong “Chương trình quản lý toàn cầu: phân tích, báo cáo và xu hướng buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức” (SMATS) nhằm mục tiêu chống lại hoạt động buôn bán ma tuý tại châu Á - Thái Bình Dương.
Chương trình này được sự tài trợ của các nước Australia, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Mỹ./.
Tại buổi công bố báo cáo trên ngày 20/2, Giám đốc Cơ quan Phòng Chống tội phạm ma túy Indonesia (BNN), Tướng Anang Iskandar cho biết trong những năm gần đây, Indonesia đã trở thành điểm trung chuyển của các hoạt động buôn lậu ma túy, đặc biệt là thuốc gây nghiện gốc amphetamine (ATS) với hai dạng phổ biến là thuốc lắc (ectasy) và ma túy đá (cristaline methamphetamin).
Trước khi vào Indonesia, các tuyến đường vận chuyển ma túy được bắt nguồn từ Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore. Số vụ buôn bán ma túy được phát hiện năm 2011 tại Indonesia đã tăng gấp ba lần so với năm 2010, lên 11.819 vụ, trong đó có 15.766 người bị bắt giữ.
Trong giai đoạn 2006-2011, các cơ quan chức năng của Indonesia đã xóa xổ 135 cơ sở chế biến ATS, trog đó có 35 cơ sở trong năm 2011, và tỷ lệ ma túy đá trong tổng lượng các chất ma túy bị thu giữ cũng tăng mạnh từ 38% năm 2009, lên 53% năm 2010 và 62% năm 2011.
Tổng giá trị lượng ma túy đá tiêu thụ hàng năm ở Indonesia ước tính vào khoảng 9-10 nghìn tỷ rupia (1 tỷ USD), và lượng thuốc lắc trị giá xấp xỉ 2.200 tỷ rupia (230 triệu USD).
UNODC lưu ý rằng cũng trong năm 2011, đã có khoảng 12,5 tấn ma túy đá và 16 triệu viên thuốc lắc được tiêu thụ ở Indonesia, với khoảng 3,7-4,7 triệu người sử dụng ma túy, trong đó có 1,2 triệu người sử dụng ma túy đá và 900.000 người sử dụng thuốc lắc.
Con số này mặc dù không tăng đột biến nhưng đặc điểm địa lý quần đảo trải rộng trên biển, dân số trẻ và đang gia tăng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động và mở rộng buôn bán ma tuý bất hợp pháp của các tổ chức quốc tế tại Indonesia.
Báo cáo của UNODC nằm trong “Chương trình quản lý toàn cầu: phân tích, báo cáo và xu hướng buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức” (SMATS) nhằm mục tiêu chống lại hoạt động buôn bán ma tuý tại châu Á - Thái Bình Dương.
Chương trình này được sự tài trợ của các nước Australia, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Mỹ./.
(TTXVN)