Trước việc chính phủ và chính quyền các cấp tăng lương tối thiểu năm 2013, trung bình ở mức 18,32%, Hiệp hội các chủ sử dụng lao động Inonesia (APINDO) đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài chuyển các cơ sở sản xuất sang các điểm đến khác có chi phí nhân công rẻ hơn.
Tổng thư ký APINDO, Suryadi Sasmita cho biết hiện một số nhà đầu tư Hàn Quốc đã đóng cửa nhà máy và chuyển chúng sang các nước khác, do sự gia tăng chi phí lao động trong nước, sau khi đề nghị được miễn thực hiện tăng lương tối thiểu của họ không được chấp thuận.
Theo ông Suryadi Sasmita, các nhà đầu tư này - mỗi người sử dụng hàng trăm lao động, đã phải ngừng hoạt động tại Indonesia do gặp khó khăn trong việc đáp ứng mức lương tối thiểu mới, nên đã trả tiền lương thôi việc cho người lao động bị sa thải và chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác có chi phí nhân công rẻ hơn.
Nhiều công nhân tại các cơ sở sản xuất này đã gửi yêu cầu chính thức lên Thống đốc các tỉnh Banten, West Java và Jakarta không thực hiện quy định mức lương tối thiểu mới, do công ty gặp khó khăn về tài chính và để đảm bảo việc làm của họ. Tuy nhiên chỉ có 10% số công ty được chấp thuận.
Suryadi, một chủ công ty may sử dụng trên 200 công nhân ở Cikarang, West Java, nói rằng do không đáp ứng nổi quy định lương tối thiểu mới, ông sẽ phải chi trên 10 tỷ rupiah cho các khoản thanh toán thôi việc cho người lao động bị sa thải, nhưng như vậy còn đỡ thiệt hại hơn, và ông có thể sẽ bù lại từ các công ty thương mại trong vài năm tới thông qua nhập khẩu các sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia, có giá rẻ hơn so với các sản phẩm địa phương, đem lại lợi nhuận cao hơn.
Theo ông Suriadi, mặc dù chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc trách để hòa giải các tranh chấp lao động và khắc phục khó khăn tài chính nẩy sinh từ việc tăng lương tối thiểu, song các doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng như ông sẽ không thể tránh khỏi phải sa thải nhân công. Thậm chí kể cả các doanh nghiệp lớn.
Chẳng hạn, một công ty trung bình chuyên sản xuất giày trong sự hợp tác với các thương hiệu quốc tế ở Pasar Kemis, Tangerang, hiện đang đàm phán với 15.000 công nhân của mình vì gặp khó khăn trong việc chi trả 400 tỷ rupiah tiền lương thôi việc cho người lao động. Hay nhà sản xuất giày lớn PT Batat Indonesia ở Purwakarta, West cũng đã phải đóng cửa hoạt động bởi quyết định của chính phủ hạn chế thuê tuyển lao động thời vụ và tăng mức lương tối thiểu, bởi nếu mức lương tối thiểu là 2,2 triệu rupiah (210 USD) thì chủ sử dụng lao động phải chuẩn bị ít nhất 3 triệu rupiah cho mỗi công nhân, bởi còn phải chi cho an sinh xã hội, đi lại và tiền ăn.
Phó Chủ tịch APINDO, Anton Supit cho rằng việc nâng lương tối thiểu cần được thực hiện từng bước theo lộ trình với sự hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, các nghiệp đoàn lao động và nhiều nhà quản lý cho rằng quy định định mức lương tối thiểu mới là nhằm cải thiện đời sống của người lao động, tuy là thách thức song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm, hướng tới phát triển xanh và bền vững hơn./.
Tổng thư ký APINDO, Suryadi Sasmita cho biết hiện một số nhà đầu tư Hàn Quốc đã đóng cửa nhà máy và chuyển chúng sang các nước khác, do sự gia tăng chi phí lao động trong nước, sau khi đề nghị được miễn thực hiện tăng lương tối thiểu của họ không được chấp thuận.
Theo ông Suryadi Sasmita, các nhà đầu tư này - mỗi người sử dụng hàng trăm lao động, đã phải ngừng hoạt động tại Indonesia do gặp khó khăn trong việc đáp ứng mức lương tối thiểu mới, nên đã trả tiền lương thôi việc cho người lao động bị sa thải và chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác có chi phí nhân công rẻ hơn.
Nhiều công nhân tại các cơ sở sản xuất này đã gửi yêu cầu chính thức lên Thống đốc các tỉnh Banten, West Java và Jakarta không thực hiện quy định mức lương tối thiểu mới, do công ty gặp khó khăn về tài chính và để đảm bảo việc làm của họ. Tuy nhiên chỉ có 10% số công ty được chấp thuận.
Suryadi, một chủ công ty may sử dụng trên 200 công nhân ở Cikarang, West Java, nói rằng do không đáp ứng nổi quy định lương tối thiểu mới, ông sẽ phải chi trên 10 tỷ rupiah cho các khoản thanh toán thôi việc cho người lao động bị sa thải, nhưng như vậy còn đỡ thiệt hại hơn, và ông có thể sẽ bù lại từ các công ty thương mại trong vài năm tới thông qua nhập khẩu các sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia, có giá rẻ hơn so với các sản phẩm địa phương, đem lại lợi nhuận cao hơn.
Theo ông Suriadi, mặc dù chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc trách để hòa giải các tranh chấp lao động và khắc phục khó khăn tài chính nẩy sinh từ việc tăng lương tối thiểu, song các doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng như ông sẽ không thể tránh khỏi phải sa thải nhân công. Thậm chí kể cả các doanh nghiệp lớn.
Chẳng hạn, một công ty trung bình chuyên sản xuất giày trong sự hợp tác với các thương hiệu quốc tế ở Pasar Kemis, Tangerang, hiện đang đàm phán với 15.000 công nhân của mình vì gặp khó khăn trong việc chi trả 400 tỷ rupiah tiền lương thôi việc cho người lao động. Hay nhà sản xuất giày lớn PT Batat Indonesia ở Purwakarta, West cũng đã phải đóng cửa hoạt động bởi quyết định của chính phủ hạn chế thuê tuyển lao động thời vụ và tăng mức lương tối thiểu, bởi nếu mức lương tối thiểu là 2,2 triệu rupiah (210 USD) thì chủ sử dụng lao động phải chuẩn bị ít nhất 3 triệu rupiah cho mỗi công nhân, bởi còn phải chi cho an sinh xã hội, đi lại và tiền ăn.
Phó Chủ tịch APINDO, Anton Supit cho rằng việc nâng lương tối thiểu cần được thực hiện từng bước theo lộ trình với sự hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, các nghiệp đoàn lao động và nhiều nhà quản lý cho rằng quy định định mức lương tối thiểu mới là nhằm cải thiện đời sống của người lao động, tuy là thách thức song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm, hướng tới phát triển xanh và bền vững hơn./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)