Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia và Pháp sẽ tăng cường tham vấn và tìm kiếm một sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực du lịch và kinh tế sáng tạo.
Thông cáo báo chí về chuyến thăm một số nước châu Âu vừa kết thúc ngày 25/2 của Bộ trưởng của Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, Mari Elka Pangestu cho biết tại Pháp bà Mari Elka Pangestu đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Nicole Bricq, Bộ trưởng Du lịch, Thương mại và Nghệ thuật Sylvia Pinel, và Tổng thư ký và phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao, Pierre Sellal.
Các bên trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và du lịch bền vững, nhất là trong khu vực tư nhân; chia sẻ quan điểm quan hệ song phương giữa Indonesia với Pháp, và Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà lãnh đạo thương mại và du lịch hai nước cũng đã thảo luận về sự phát triển của du lịch và nền kinh tế sáng tạo, đặc biệt là liên quan đến vai trò của các doanh nghiệp vừa nhỏ (SME); trao đổi về khung hợp tác trong lĩnh vực du lịch như một phần của hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Hai bên khẳng định cả Indonesia và Pháp cùng có vai trò trung tâm trong thương mại và ngành thương mại có vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế và việc làm, đặc biệt là trong suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuyến thăm của bà Mari Elka Pangesstu là thảo luận về tầm quan trọng của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm, cũng như tương lai của hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh nhiệm kỳ của Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy sẽ kết thúc vào ngày 31/8, và thương mại toàn cầu đang nổi lên một số vấn đề quan tâm chung như toàn cầu hóa không còn nóng như trước đây; sự phức tạp trong việc thuê nước ngoài gia công, trong đó nhất là các vấn đề sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng sản phẩm, đối xử với nhân công, lương lao động tăng cao; tình trạng bế tắc của vòng đàm phán Doha; bất đồng về vị thế đàm phán giữa các nước phát triển và đang phát triển mới nổi; thương mại quốc tế bị tác động bởi cả những nhân tố phi thương mại như tỷ giá hối đoái hay các biện pháp tài chính; xu thế gia tăng mạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực, trong bối cảnh đàm phán thương mại đa phương bế tắc. Điều này đòi hỏi WTO cần tăng cường hành động để ngăn chặn thương mại không công bằng.
Cả Indonesia và Pháp ghi nhận về tầm quan trọng để có một cam kết đối với hệ thống thương mại toàn cầu như là mục tiêu chính được thiết lập của WTO, đồng thời cho rằng hệ thống thương mại đa phương là giải pháp cho các vấn đề của nền kinh tế toàn cầu, bởi nhiều vấn thương mại chỉ có thể giải quyết được thông qua đa phương do phương thức này đảm bảo được sự chắc chắn và tính minh bạch.
Chuyến thăm châu Âu của bà Mari Elka Pangesstu diễn ra trong bối cảnh Indonesia đang nỗ lực vận động cho ứng cử viên của mình là bà Mari Elka Pangesstu vào chiếc ghế Tổng giám đốc WTO nhiệm kỳ mới.
Theo thống kê, trao đổi mậu dịch Indonesia-Pháp, đã tăng trưởng trung bình 7,23% trong giai đoạn 2007-2011, và đạt 2,7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2012 - một con số còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. /.
Thông cáo báo chí về chuyến thăm một số nước châu Âu vừa kết thúc ngày 25/2 của Bộ trưởng của Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, Mari Elka Pangestu cho biết tại Pháp bà Mari Elka Pangestu đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Nicole Bricq, Bộ trưởng Du lịch, Thương mại và Nghệ thuật Sylvia Pinel, và Tổng thư ký và phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao, Pierre Sellal.
Các bên trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và du lịch bền vững, nhất là trong khu vực tư nhân; chia sẻ quan điểm quan hệ song phương giữa Indonesia với Pháp, và Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà lãnh đạo thương mại và du lịch hai nước cũng đã thảo luận về sự phát triển của du lịch và nền kinh tế sáng tạo, đặc biệt là liên quan đến vai trò của các doanh nghiệp vừa nhỏ (SME); trao đổi về khung hợp tác trong lĩnh vực du lịch như một phần của hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Hai bên khẳng định cả Indonesia và Pháp cùng có vai trò trung tâm trong thương mại và ngành thương mại có vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế và việc làm, đặc biệt là trong suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuyến thăm của bà Mari Elka Pangesstu là thảo luận về tầm quan trọng của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm, cũng như tương lai của hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh nhiệm kỳ của Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy sẽ kết thúc vào ngày 31/8, và thương mại toàn cầu đang nổi lên một số vấn đề quan tâm chung như toàn cầu hóa không còn nóng như trước đây; sự phức tạp trong việc thuê nước ngoài gia công, trong đó nhất là các vấn đề sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng sản phẩm, đối xử với nhân công, lương lao động tăng cao; tình trạng bế tắc của vòng đàm phán Doha; bất đồng về vị thế đàm phán giữa các nước phát triển và đang phát triển mới nổi; thương mại quốc tế bị tác động bởi cả những nhân tố phi thương mại như tỷ giá hối đoái hay các biện pháp tài chính; xu thế gia tăng mạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực, trong bối cảnh đàm phán thương mại đa phương bế tắc. Điều này đòi hỏi WTO cần tăng cường hành động để ngăn chặn thương mại không công bằng.
Cả Indonesia và Pháp ghi nhận về tầm quan trọng để có một cam kết đối với hệ thống thương mại toàn cầu như là mục tiêu chính được thiết lập của WTO, đồng thời cho rằng hệ thống thương mại đa phương là giải pháp cho các vấn đề của nền kinh tế toàn cầu, bởi nhiều vấn thương mại chỉ có thể giải quyết được thông qua đa phương do phương thức này đảm bảo được sự chắc chắn và tính minh bạch.
Chuyến thăm châu Âu của bà Mari Elka Pangesstu diễn ra trong bối cảnh Indonesia đang nỗ lực vận động cho ứng cử viên của mình là bà Mari Elka Pangesstu vào chiếc ghế Tổng giám đốc WTO nhiệm kỳ mới.
Theo thống kê, trao đổi mậu dịch Indonesia-Pháp, đã tăng trưởng trung bình 7,23% trong giai đoạn 2007-2011, và đạt 2,7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2012 - một con số còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. /.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)