Chiếc máy bay quân sự Fokker F-27 mang ký hiệu A-2708, thuộc đoàn không vận tầm trung số 2 của Quân đội Indonesia đã bị rơi gần sân bay quân sự Halim Perdanakusuma làm 11 người thiệt mạng.
Ngày 23/6, người phát ngôn Lực lượng Không quân Indonesia, Đại tá Azman Yunus, trả lời phỏng vấn giới truyền thông đã không phủ nhận tin nói rằng nguyên nhân tai nạn rơi máy bay quân sự Fokker F-27 ở khu vực cận sân bay quân sự Halim Perdanakusuma thuộc thủ đô Jakarta chiều 21/6, mà theo tin mới nhất đã khiến 11 người thiệt mạng, là do động cơ không hoạt động.
Ông Azman Yunus nói rằng “đây có thể là một khả năng,” song từ chối cho biết thêm chi tiết, đồng thời khẳng định chiếc Fokker F-27 này được Không quân Indonesia mua năm 1977, đã thường xuyên được kiểm tra và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật an toàn bay, và tai nạn xảy ra trong khi đang tiến hành tập luyện.
Tuy nhiên, nguồn tin tại chỗ dẫn lời những người chứng kiến chiếc Fokker F -27 rơi xuống và đâm vào một khu gia binh của không quân ở gần sân bay, cho biết một trong những động cơ của máy bay đã không hoạt động, và trước khi rơi nó đã bay rất thấp trên khu chung cư này ở Rajawali.
Một sỹ quan quân đội, giấu tên, nói rằng việc để một động cơ không hoạt động là một trong những phần nội dung tập luyện thường xuyên của các phi công.
Việc điều tra nguyên nhân tai nạn có thể phức tạp và khó khăn hơn so với máy bay dân sự, bởi các máy bay quân sự không được trang bị các thiết bị ghi lại dữ liệu chuyến bay, thường được gọi là hộp đen.
Ông Azman Yunus cho biết các điều tra viên quân sự đang tiến hành tìm kiếm, xem xét các bằng chứng khác, bao gồm cả thông tin từ các nhân chứng, thông tin liên lạc vô tuyến, xác và mảnh vỡ máy bay và lời khai của tất cả những người có liên quan đến vụ tai nạn để xác định nguyên nhân, và cuộc điều tra -có thể có sự giúp đỡ từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (KNKT), sẽ kết thúc sau ba tháng, song kết quả sẽ không được công bố.
Chiếc máy bay gặp nạn mang ký hiệu A-2708, thuộc đoàn không vận tầm trung số 2, có căn cứ tại sân bay Halim, và trong biên chế của đơn vị này có cả loại máy bay CN-235.
Người sống sót cuối cùng trong vụ tai nạn đã chết sáng ngày 22/6, nâng tổng số người thiệt mạng lên con số 11.
Vụ tai nạn này không phải là trường hợp đầu tiên trong quá trình Không quân Indonesia hiện đại hóa trang thiết bị quân sự đã cũ và lạc hậu của mình.
Trước đó, ngày 6/4/2009, một chiếc Fokker F -27 đã bị rơi vào nhà chứa máy bay khi cố gắng hạ cánh tại Sân bay quốc tế Husein Sastranegara ở Bandung trong điều kiện thời tiết mưa lớn, làm 24 người thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết Không quân Indonesia đang trong quá trình mua sắm chín máy bay quân sự CN-295 của Airbus để thay thế cho loại máy bay Fokker F-27 đã lỗi thời/.
Ngày 23/6, người phát ngôn Lực lượng Không quân Indonesia, Đại tá Azman Yunus, trả lời phỏng vấn giới truyền thông đã không phủ nhận tin nói rằng nguyên nhân tai nạn rơi máy bay quân sự Fokker F-27 ở khu vực cận sân bay quân sự Halim Perdanakusuma thuộc thủ đô Jakarta chiều 21/6, mà theo tin mới nhất đã khiến 11 người thiệt mạng, là do động cơ không hoạt động.
Ông Azman Yunus nói rằng “đây có thể là một khả năng,” song từ chối cho biết thêm chi tiết, đồng thời khẳng định chiếc Fokker F-27 này được Không quân Indonesia mua năm 1977, đã thường xuyên được kiểm tra và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật an toàn bay, và tai nạn xảy ra trong khi đang tiến hành tập luyện.
Tuy nhiên, nguồn tin tại chỗ dẫn lời những người chứng kiến chiếc Fokker F -27 rơi xuống và đâm vào một khu gia binh của không quân ở gần sân bay, cho biết một trong những động cơ của máy bay đã không hoạt động, và trước khi rơi nó đã bay rất thấp trên khu chung cư này ở Rajawali.
Một sỹ quan quân đội, giấu tên, nói rằng việc để một động cơ không hoạt động là một trong những phần nội dung tập luyện thường xuyên của các phi công.
Việc điều tra nguyên nhân tai nạn có thể phức tạp và khó khăn hơn so với máy bay dân sự, bởi các máy bay quân sự không được trang bị các thiết bị ghi lại dữ liệu chuyến bay, thường được gọi là hộp đen.
Ông Azman Yunus cho biết các điều tra viên quân sự đang tiến hành tìm kiếm, xem xét các bằng chứng khác, bao gồm cả thông tin từ các nhân chứng, thông tin liên lạc vô tuyến, xác và mảnh vỡ máy bay và lời khai của tất cả những người có liên quan đến vụ tai nạn để xác định nguyên nhân, và cuộc điều tra -có thể có sự giúp đỡ từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (KNKT), sẽ kết thúc sau ba tháng, song kết quả sẽ không được công bố.
Chiếc máy bay gặp nạn mang ký hiệu A-2708, thuộc đoàn không vận tầm trung số 2, có căn cứ tại sân bay Halim, và trong biên chế của đơn vị này có cả loại máy bay CN-235.
Người sống sót cuối cùng trong vụ tai nạn đã chết sáng ngày 22/6, nâng tổng số người thiệt mạng lên con số 11.
Vụ tai nạn này không phải là trường hợp đầu tiên trong quá trình Không quân Indonesia hiện đại hóa trang thiết bị quân sự đã cũ và lạc hậu của mình.
Trước đó, ngày 6/4/2009, một chiếc Fokker F -27 đã bị rơi vào nhà chứa máy bay khi cố gắng hạ cánh tại Sân bay quốc tế Husein Sastranegara ở Bandung trong điều kiện thời tiết mưa lớn, làm 24 người thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết Không quân Indonesia đang trong quá trình mua sắm chín máy bay quân sự CN-295 của Airbus để thay thế cho loại máy bay Fokker F-27 đã lỗi thời/.
Việt Tú (Vietnam+)