Trong năm ngoái, Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia đã xây dựng chương trình giảng dạy về chống tham nhũng dành cho các bậc học khác nhau, từ tiểu học đến đại học và dự định đưa vào thực hiện trong năm 2013.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc chưa quyết định được chống tham nhũng sẽ là một môn học riêng hay được ghép kết hợp với các môn học khác, nên năm nay Indonesia mới đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc tiểu học hai nội dung mới là đạo đức công dân, bao dung dân tộc và tôn giáo, bắt đầu từ tháng Bảy tới.
Tại cuộc Hội thảo chuyên đề về “Tính cấp thiết của giáo dục chống tham nhũng,” được tổ chức mới đây tại Đại học Ahmad Dahlan ở Yogyakarta, Indonesia, chuyên gia giáo dục hàng đầu của nước này, Sumaryati trong tham luận của mình đã đề nghị sớm đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp.
Bà Sumaryati nêu rõ mặc dù Indonesai từ lâu đã tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng, song kết quả vẫn còn xa với mong muốn, trong khi giáo dục về vấn đề này trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Thậm chí, theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số tham nhũng của Indonesia đã xấu đi, khiến đất nước vạn đảo tụt hạng, từ vị trí 100/183 nước năm 2011 xuống vị trí 118/176 nước năm 2012.
Bà Sumaryati cho rằng việc giảng dạy các giá trị chống tham nhũng trong nhà trường sẽ cho giúp các thế hệ tương lai phát triển quá trình tư duy, các giá trị và hành động dựa trên sự trung thực, cũng như thúc đẩy các cá nhân có được những mục đích tốt và động cơ cao quý để ứng dụng chúng vào các hành vi đúng đắn.
Đây chính lý do vì sao giáo dục chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng cần được phát triển trong mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là thanh niên thông qua giáo dục, và thông qua giáo dục, một thế hệ mới sẽ được xây dựng và củng cố tính cách của mình.
Bà Sumaryati đang phụ trách chương trình giảng dạy về Pancasila (nền tảng triết học chính thức của nhà nước Indonesia, bao gồm năm nguyên tắc là Niềm tin vào Đấng Tối cao, Văn minh nhân loại, Sự thống nhất của đất nước, Dân chủ và Công bằng xã hội) và Quyền công dân tại Đại học Ahmad Dahlan./.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc chưa quyết định được chống tham nhũng sẽ là một môn học riêng hay được ghép kết hợp với các môn học khác, nên năm nay Indonesia mới đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc tiểu học hai nội dung mới là đạo đức công dân, bao dung dân tộc và tôn giáo, bắt đầu từ tháng Bảy tới.
Tại cuộc Hội thảo chuyên đề về “Tính cấp thiết của giáo dục chống tham nhũng,” được tổ chức mới đây tại Đại học Ahmad Dahlan ở Yogyakarta, Indonesia, chuyên gia giáo dục hàng đầu của nước này, Sumaryati trong tham luận của mình đã đề nghị sớm đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp.
Bà Sumaryati nêu rõ mặc dù Indonesai từ lâu đã tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng, song kết quả vẫn còn xa với mong muốn, trong khi giáo dục về vấn đề này trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Thậm chí, theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số tham nhũng của Indonesia đã xấu đi, khiến đất nước vạn đảo tụt hạng, từ vị trí 100/183 nước năm 2011 xuống vị trí 118/176 nước năm 2012.
Bà Sumaryati cho rằng việc giảng dạy các giá trị chống tham nhũng trong nhà trường sẽ cho giúp các thế hệ tương lai phát triển quá trình tư duy, các giá trị và hành động dựa trên sự trung thực, cũng như thúc đẩy các cá nhân có được những mục đích tốt và động cơ cao quý để ứng dụng chúng vào các hành vi đúng đắn.
Đây chính lý do vì sao giáo dục chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng cần được phát triển trong mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là thanh niên thông qua giáo dục, và thông qua giáo dục, một thế hệ mới sẽ được xây dựng và củng cố tính cách của mình.
Bà Sumaryati đang phụ trách chương trình giảng dạy về Pancasila (nền tảng triết học chính thức của nhà nước Indonesia, bao gồm năm nguyên tắc là Niềm tin vào Đấng Tối cao, Văn minh nhân loại, Sự thống nhất của đất nước, Dân chủ và Công bằng xã hội) và Quyền công dân tại Đại học Ahmad Dahlan./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)