Indonesia sẽ sớm trở thành nhà sản xuất dầu cọ bền vững hàng đầu thế giới khi số nhà sản xuất dầu cọ trong nước tham gia Chương trình dầu cọ bền vững được cấp chứng chỉ (CSPO) ngày càng tăng.
Tại một hội nghị quốc tế về sản xuất dầu cọ bền vững (RSPO) mới diễn ra tại Indonesia, bà Desi Kusumadewi, một quan chức cấp cao trong ngành dầu cọ Indonesia, cho biết năm 2011 các nhà sản xuất dầu cọ nước này đã sản xuất được 2,3 triệu tấn dầu cọ theo CSPO, gần bằng với Malaysia đứng đầu thế giới với 2,7 triệu tấn.
Các công ty hàng đầu của Indonesia về sản xuất dầu cọ theo CSPO là PT PP London Sumatra Indonesia và PT Musim Mas, đã đạt sản lượng lần lượt là 175.031 tấn và 151.563 tấn năm 2011. Hiện Indonesia mới có 465.745ha trồng dầu cọ bền vững trong phạm vi cả nước, so với 534.861ha của Malaysia.
Trong tháng Hai vừa qua, Indonesia đã đóng góp 24,4% vào sản lượng dầu cọ theo CSPO thế giới, so với tỷ lệ tương ứng 47,3% của Malaysia.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ Indonesia (GAPKI), năm 2012, sản lượng dầu cọ theo CSPO của Indonesia sẽ tăng trên 50% lên 3,5 triệu tấn, và phần đóng góp vào sản lượng dầu cọ theo CSPO toàn cầu sẽ tăng lên 50%, trong khi sản lượng dầu cọ cũng sẽ tăng 6,4% lên 25 triệu tấn.
Tuy nhiên, bà Desi Kusumadewi cho rằng muốn tăng mạnh sản lượng dầu cọ cũng như sản lượng dầu cọ theo CSPO, ngoài những chính sách ưu đãi và khuyến khích sản xuất của chính phủ, áp dụng công nghệ tiên tiến, Indonesia còn cần mở rộng số các nhà sản xuất có quy mô từ trung bình trở lên, bởi hiện có tới 42% số người trồng cây cọ dầu ở Indonesia là chủ sở hữu nhỏ.
Bà Desi Kusumadewi cho biết trong năm nay GAPKI sẽ tiến hành dự án thí điểm về RSPO ở ba tỉnh Bắc Sumatra, Jambi và Riau.
Sản xuất dầu cọ bền vững là một vấn đề quan trọng cho ngành công nghiệp dầu cọ địa phương, do các khách hàng lớn có những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.
Năm 2010, hai khách mua dầu cọ lớn nhất của Indonesia là Nestlé và Unilever, đã đình chỉ hợp đồng mua hàng khi nhà cung cấp địa phương bị cáo buộc là có liên quan đến việc phá rừng để mở rộng diện tích trồng cây cọ dầu. Các khách hàng lớn khác từ Liên minh châu Âu cũng đã cam kết sẽ chỉ nhập dầu cọ theo CSPO từ năm 2015./.
Tại một hội nghị quốc tế về sản xuất dầu cọ bền vững (RSPO) mới diễn ra tại Indonesia, bà Desi Kusumadewi, một quan chức cấp cao trong ngành dầu cọ Indonesia, cho biết năm 2011 các nhà sản xuất dầu cọ nước này đã sản xuất được 2,3 triệu tấn dầu cọ theo CSPO, gần bằng với Malaysia đứng đầu thế giới với 2,7 triệu tấn.
Các công ty hàng đầu của Indonesia về sản xuất dầu cọ theo CSPO là PT PP London Sumatra Indonesia và PT Musim Mas, đã đạt sản lượng lần lượt là 175.031 tấn và 151.563 tấn năm 2011. Hiện Indonesia mới có 465.745ha trồng dầu cọ bền vững trong phạm vi cả nước, so với 534.861ha của Malaysia.
Trong tháng Hai vừa qua, Indonesia đã đóng góp 24,4% vào sản lượng dầu cọ theo CSPO thế giới, so với tỷ lệ tương ứng 47,3% của Malaysia.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ Indonesia (GAPKI), năm 2012, sản lượng dầu cọ theo CSPO của Indonesia sẽ tăng trên 50% lên 3,5 triệu tấn, và phần đóng góp vào sản lượng dầu cọ theo CSPO toàn cầu sẽ tăng lên 50%, trong khi sản lượng dầu cọ cũng sẽ tăng 6,4% lên 25 triệu tấn.
Tuy nhiên, bà Desi Kusumadewi cho rằng muốn tăng mạnh sản lượng dầu cọ cũng như sản lượng dầu cọ theo CSPO, ngoài những chính sách ưu đãi và khuyến khích sản xuất của chính phủ, áp dụng công nghệ tiên tiến, Indonesia còn cần mở rộng số các nhà sản xuất có quy mô từ trung bình trở lên, bởi hiện có tới 42% số người trồng cây cọ dầu ở Indonesia là chủ sở hữu nhỏ.
Bà Desi Kusumadewi cho biết trong năm nay GAPKI sẽ tiến hành dự án thí điểm về RSPO ở ba tỉnh Bắc Sumatra, Jambi và Riau.
Sản xuất dầu cọ bền vững là một vấn đề quan trọng cho ngành công nghiệp dầu cọ địa phương, do các khách hàng lớn có những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.
Năm 2010, hai khách mua dầu cọ lớn nhất của Indonesia là Nestlé và Unilever, đã đình chỉ hợp đồng mua hàng khi nhà cung cấp địa phương bị cáo buộc là có liên quan đến việc phá rừng để mở rộng diện tích trồng cây cọ dầu. Các khách hàng lớn khác từ Liên minh châu Âu cũng đã cam kết sẽ chỉ nhập dầu cọ theo CSPO từ năm 2015./.
Việt Tú (TTXVN)