Cho tới sáng 28/10, tại quần đảo Mentawai, tỉnh Tây Sumatra, nơi vừa hứng chịu động đất và sóng thần, số người thiệt mạng đã lên tới 300 người, hơn 400 người mất tích, 6 ngôi làng bị san phẳng, 25.426 ngôi nhà bị hỏng nặng, ít nhất 20.000 người mất nhà cửa. Các con số thiệt hại dự kiến còn tiếp tục tăng.
Lực lượng cứu hộ vượt qua những khó khăn của thời tiết đã đến được vùng bị nạn. Chiều 27/10, máy bay vận tải và trực thăng của quân đội đã đưa được lương thực, lều bạt, thuốc men và các hàng cứu trợ khác tới quần đảo Mentawai.
Việc tiếp cận khu vực bị thảm họa rất khó khăn, do đó một số tàu chở hàng cứu trợ và các đội cứu hộ, tình nguyện viên có thể phải tới ngày 29-30 mới đến được quần đảo này.
Một tàu bệnh viện di động của hải quân Indonesia, với 22 bác sỹ và y tá, đã hủy kế hoạch đi đến khu vực miền Đông Indonesia để quay lại vùng thảm họa Mentawai ở miền Tây và sẽ ở lại đó để tham gia cứu chữa cho các nạn nhân.
Phải sau khi lực lượng cứu hộ tới được quần đảo Mentawai, mọi người khắp nơi mới thấy được những cảnh tang tóc đau thương cùng cực được phát qua sóng truyền hình.
Làng Batumonga, một trong những làng bị thiệt hại nặng nề nhất, không còn một bóng nhà. Chỉ còn 40 người may mắn sống sót ở làng này.
Một người trong số này kể lại rằng sau trận động đất không lâu, một cột nước cao chừng 8m đã ập xuống ngôi nhà nhỏ của ông, tiếp đó cả một bức tường nước khổng lồ cao hơn ngọn cây dừa trút xuống, cuốn phăng tất cả không chỉ nhà và tài sản mà cả vợ và hai đứa con của ông. Theo ông, sóng thần đã vào sâu trong đất liền tới 800m.
Theo một quan chức của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Tây Sumatra, sóng thần ập đến chỉ 15 phút sau động đất và lại xảy ra vào ban đêm nên người dân không kịp trở tay, do đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người. Phần lớn các làng bị sóng thần cuốn trôi là những địa phương chưa có điện, nên việc thông tin cảnh báo đến vùng này là vô cùng khó khăn.
Như tin đã đưa, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã rút ngắn chuyến thăm Việt Nam và từ Hà Nội ông đã bay thẳng tới thành phố Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra, gần khu vực bị thảm họa ở Mentawai để trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo giải quyết tình hình.
Trong ngày 28/10, ông sẽ đáp máy bay trực thăng tới đảo Bắc Pagaiutara và có thể triệu tập một cuộc họp thành phần hẹp để bàn biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong khi đó, trên đảo Java, thiên tai vẫn đang tiếp tục giáng xuống các vùng vừa bị thảm họa.
Chiều tối 27/10, hàng chục ngôi nhà ở huyện Semarang, tỉnh Trung Java lại bị lốc xoáy phá nát, trong khi trời mưa to kèm gió mạnh, gây thiệt hại vật chất hàng trăm triệu rupia (Rp).
Cũng vào tối cùng ngày, tại khu vực thành phố Bandung, thủ phủ tỉnh Tây Java đã xảy ra động đất nhẹ 4,5 độ Richter.
Tại khu vực núi lửa Merapi thuộc tỉnh Trung Java, các nhân viên cứu hộ đã trèo lên sườn núi còn phủ đầy tro bụi nóng bỏng để tìm kiếm những người còn mong manh hy vọng sống sót và thi thể các nạn nhân bị chết bỏng do những dòng nham thạch nóng tới 600 độ C và những cột khói bụi phun trào từ miệng núi lửa với tốc độ 300 km/h.
Cho đến nay số thi thể được tìm thấy đã lên tới 31 người và hàng chục người bị thương, phần lớn bị bỏng từ 70-80 độ. Bằng phương pháp phân tích ADN, các nhân viên pháp y đã xác định được danh tính của 22 người thiệt mạng.
Chính quyền đã tổ chức 46 điểm tạm trú tại huyện Magelang và vùng đặc khu Yogyakarta để đón nhận trên 49.000 người sơ tán.
Trong đau thương và tang tóc, người dân Indonesia đang nỗ lực vượt lên, bắt đầu khắc phục thiệt hại.
Chỉ hai ngày sau khi núi lửa phun trào, chính quyền và người dân địa phương ở khu vực chùa Borobudur đã bắt tay vào việc quét tro bụi, dọn sạch ngôi chùa vĩ đại này.
Cách khu vực núi lửa Merapi chừng 70km, chùa Borobudur là một trong những danh thắng bậc nhất của Indonesia, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm./.
Lực lượng cứu hộ vượt qua những khó khăn của thời tiết đã đến được vùng bị nạn. Chiều 27/10, máy bay vận tải và trực thăng của quân đội đã đưa được lương thực, lều bạt, thuốc men và các hàng cứu trợ khác tới quần đảo Mentawai.
Việc tiếp cận khu vực bị thảm họa rất khó khăn, do đó một số tàu chở hàng cứu trợ và các đội cứu hộ, tình nguyện viên có thể phải tới ngày 29-30 mới đến được quần đảo này.
Một tàu bệnh viện di động của hải quân Indonesia, với 22 bác sỹ và y tá, đã hủy kế hoạch đi đến khu vực miền Đông Indonesia để quay lại vùng thảm họa Mentawai ở miền Tây và sẽ ở lại đó để tham gia cứu chữa cho các nạn nhân.
Phải sau khi lực lượng cứu hộ tới được quần đảo Mentawai, mọi người khắp nơi mới thấy được những cảnh tang tóc đau thương cùng cực được phát qua sóng truyền hình.
Làng Batumonga, một trong những làng bị thiệt hại nặng nề nhất, không còn một bóng nhà. Chỉ còn 40 người may mắn sống sót ở làng này.
Một người trong số này kể lại rằng sau trận động đất không lâu, một cột nước cao chừng 8m đã ập xuống ngôi nhà nhỏ của ông, tiếp đó cả một bức tường nước khổng lồ cao hơn ngọn cây dừa trút xuống, cuốn phăng tất cả không chỉ nhà và tài sản mà cả vợ và hai đứa con của ông. Theo ông, sóng thần đã vào sâu trong đất liền tới 800m.
Theo một quan chức của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Tây Sumatra, sóng thần ập đến chỉ 15 phút sau động đất và lại xảy ra vào ban đêm nên người dân không kịp trở tay, do đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người. Phần lớn các làng bị sóng thần cuốn trôi là những địa phương chưa có điện, nên việc thông tin cảnh báo đến vùng này là vô cùng khó khăn.
Như tin đã đưa, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã rút ngắn chuyến thăm Việt Nam và từ Hà Nội ông đã bay thẳng tới thành phố Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra, gần khu vực bị thảm họa ở Mentawai để trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo giải quyết tình hình.
Trong ngày 28/10, ông sẽ đáp máy bay trực thăng tới đảo Bắc Pagaiutara và có thể triệu tập một cuộc họp thành phần hẹp để bàn biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong khi đó, trên đảo Java, thiên tai vẫn đang tiếp tục giáng xuống các vùng vừa bị thảm họa.
Chiều tối 27/10, hàng chục ngôi nhà ở huyện Semarang, tỉnh Trung Java lại bị lốc xoáy phá nát, trong khi trời mưa to kèm gió mạnh, gây thiệt hại vật chất hàng trăm triệu rupia (Rp).
Cũng vào tối cùng ngày, tại khu vực thành phố Bandung, thủ phủ tỉnh Tây Java đã xảy ra động đất nhẹ 4,5 độ Richter.
Tại khu vực núi lửa Merapi thuộc tỉnh Trung Java, các nhân viên cứu hộ đã trèo lên sườn núi còn phủ đầy tro bụi nóng bỏng để tìm kiếm những người còn mong manh hy vọng sống sót và thi thể các nạn nhân bị chết bỏng do những dòng nham thạch nóng tới 600 độ C và những cột khói bụi phun trào từ miệng núi lửa với tốc độ 300 km/h.
Cho đến nay số thi thể được tìm thấy đã lên tới 31 người và hàng chục người bị thương, phần lớn bị bỏng từ 70-80 độ. Bằng phương pháp phân tích ADN, các nhân viên pháp y đã xác định được danh tính của 22 người thiệt mạng.
Chính quyền đã tổ chức 46 điểm tạm trú tại huyện Magelang và vùng đặc khu Yogyakarta để đón nhận trên 49.000 người sơ tán.
Trong đau thương và tang tóc, người dân Indonesia đang nỗ lực vượt lên, bắt đầu khắc phục thiệt hại.
Chỉ hai ngày sau khi núi lửa phun trào, chính quyền và người dân địa phương ở khu vực chùa Borobudur đã bắt tay vào việc quét tro bụi, dọn sạch ngôi chùa vĩ đại này.
Cách khu vực núi lửa Merapi chừng 70km, chùa Borobudur là một trong những danh thắng bậc nhất của Indonesia, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm./.
(TTXVN/Vietnam+)