Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố ngày 8/1, tỷ lệ thất nghiệp tổng thể ở nước này trong tháng 11/2012 vẫn duy trì ở mức cao bằng với tháng trước đó, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lại tăng lên mức kỷ lục mới trên 37%.
Cụ thể là tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2012 vẫn đứng ở mức cao kỷ lục 11,1% bằng với tháng 10/2012 và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011, thời điểm ông Mario Monti được bổ nhiệm làm thủ tướng kỹ trị nhằm giải cứu Italy thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.
Trong khi đó, tỷ lệ có việc làm trong tháng 11/2012 lại sụt giảm xuống còn 56,8%, mức thấp trong 12 tháng. Đáng chú ý, tỷ lệ có việc làm của nam giới giảm xuống còn 66,3% và đây được coi là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Một người phát ngôn của ISTAT nói rằng khu vực bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng là khu vực công nghiệp và xây dựng.
Nền kinh tế Italy rơi vào tình trạng suy thoái sâu sắc kể từ giữa năm 2011 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn liên tục gia tăng giữa lúc các doanh nghiệp đang cố gắng giảm bớt số lượng nhân công nhằm đối phó với tình trạng nhu cầu trong nước bị sụt giảm.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề thất nghiệp, nhất là trong giới trẻ, sẽ là một vấn đề gai góc trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào ngày 24 và 25/2 tới. Trong thời gian gần đây, Thủ tướng tạm quyền Monti, lãnh đạo nhóm các đảng trung dung tham gia tranh cử, đã bị các đối thủ thuộc cả hai phái tả và hữu chỉ trích là đã gây tổn thương cho nền kinh tế do chính những nỗ lực của ông nhằm ổn định nền tài chính công.
Các công ty ở Italy hiện có xu hướng do dự trong việc tuyển lựa thêm các lao động mới với hợp đồng dài hạn do những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ về việc làm được áp dụng trong thời gian gần đây đồng nghĩa với việc họ sẽ khó sa thải lao động nếu không có lý do chính đáng. Hậu quả là giới lao động trẻ tuổi phải thường xuyên thay đổi việc làm với các hợp đồng tạm thời trong bối cảnh cơ hội tìm việc trở nên khá khan hiếm do suy thoái kinh tế.
Ông Monti trong thời gian làm Thủ tướng chính phủ kỹ trị đã nỗ lực giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng cách thúc đẩy thông qua những cải cách lao động gây tranh cãi hồi mùa Hè năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho rằng những biện pháp này đã khiến các công ty phải tiêu tốn thêm nhiều tiền hơn và gặp nhiều trở ngại hơn trong việc tuyển dụng lao động tạm thời.
Một số nhà phân tích nhận định những khó khăn tài chính ngày càng gia tăng của các gia đình Italy cũng đang dẫn đến tình trạng nhiều người trẻ tuổi phải đi tìm việc làm thay vì học hành hoặc chỉ sống dựa vào các khoản thu nhập của gia đình.
Sản lượng công nghiệp của Italy hiện vẫn thấp hơn khoảng 25% so với mức đạt được vào giữa năm 2008, thời điểm trước khi xảy ra cuộc suy thoái kinh tế ở Italy mà nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cũng theo các nhà phân tích, thách thức thực sự đối với Italy hiện này là phải gia tăng tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động, vốn đang đứng ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hóa, nhất là trong giới trẻ, phụ nữ và lớp người già./.
Cụ thể là tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2012 vẫn đứng ở mức cao kỷ lục 11,1% bằng với tháng 10/2012 và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011, thời điểm ông Mario Monti được bổ nhiệm làm thủ tướng kỹ trị nhằm giải cứu Italy thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.
Trong khi đó, tỷ lệ có việc làm trong tháng 11/2012 lại sụt giảm xuống còn 56,8%, mức thấp trong 12 tháng. Đáng chú ý, tỷ lệ có việc làm của nam giới giảm xuống còn 66,3% và đây được coi là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Một người phát ngôn của ISTAT nói rằng khu vực bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng là khu vực công nghiệp và xây dựng.
Nền kinh tế Italy rơi vào tình trạng suy thoái sâu sắc kể từ giữa năm 2011 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn liên tục gia tăng giữa lúc các doanh nghiệp đang cố gắng giảm bớt số lượng nhân công nhằm đối phó với tình trạng nhu cầu trong nước bị sụt giảm.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề thất nghiệp, nhất là trong giới trẻ, sẽ là một vấn đề gai góc trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào ngày 24 và 25/2 tới. Trong thời gian gần đây, Thủ tướng tạm quyền Monti, lãnh đạo nhóm các đảng trung dung tham gia tranh cử, đã bị các đối thủ thuộc cả hai phái tả và hữu chỉ trích là đã gây tổn thương cho nền kinh tế do chính những nỗ lực của ông nhằm ổn định nền tài chính công.
Các công ty ở Italy hiện có xu hướng do dự trong việc tuyển lựa thêm các lao động mới với hợp đồng dài hạn do những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ về việc làm được áp dụng trong thời gian gần đây đồng nghĩa với việc họ sẽ khó sa thải lao động nếu không có lý do chính đáng. Hậu quả là giới lao động trẻ tuổi phải thường xuyên thay đổi việc làm với các hợp đồng tạm thời trong bối cảnh cơ hội tìm việc trở nên khá khan hiếm do suy thoái kinh tế.
Ông Monti trong thời gian làm Thủ tướng chính phủ kỹ trị đã nỗ lực giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng cách thúc đẩy thông qua những cải cách lao động gây tranh cãi hồi mùa Hè năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho rằng những biện pháp này đã khiến các công ty phải tiêu tốn thêm nhiều tiền hơn và gặp nhiều trở ngại hơn trong việc tuyển dụng lao động tạm thời.
Một số nhà phân tích nhận định những khó khăn tài chính ngày càng gia tăng của các gia đình Italy cũng đang dẫn đến tình trạng nhiều người trẻ tuổi phải đi tìm việc làm thay vì học hành hoặc chỉ sống dựa vào các khoản thu nhập của gia đình.
Sản lượng công nghiệp của Italy hiện vẫn thấp hơn khoảng 25% so với mức đạt được vào giữa năm 2008, thời điểm trước khi xảy ra cuộc suy thoái kinh tế ở Italy mà nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cũng theo các nhà phân tích, thách thức thực sự đối với Italy hiện này là phải gia tăng tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động, vốn đang đứng ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hóa, nhất là trong giới trẻ, phụ nữ và lớp người già./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)