Hãng chế tạo xe hơi hạng sang của Anh, Jaguar Land Rover (JLR), ngày 11/12 cho biết hãng này đang cân nhắc khả năng xây dựng một nhà máy sản xuất ôtô tại Arập Xêút.
Nếu kế hoạch này được thực hiện thì đây sẽ là nhà máy chế tạo ôtô thứ hai ở nước ngoài của JLR sau nhà máy ở thành phố Thượng Hải của Trung Quốc.
JLR cho biết dự án mới này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản xuất cũng như việc làm của các nhà máy của hãng này tại "xứ sở sương mù."
Tuy nhiên, cho đến nay JLR vẫn chưa quyết định xem mẫu xe Jaguar hay Land Rover sẽ được sản xuất ở Arập Xêút khi nhà máy ở đây được hoàn thành.
Theo JLR, chính việc liên doanh giữa Alcoa và Công ty khai thác mỏ Arập Xêút xây dựng nhà máy luyện nhôm lớn nhất thế giới ở Arập Xêút là lí do khiến công ty mẹ Tata Motors (Ấn Độ) có ý định xây dựng nhà máy ở đây vì JLR cần sử dụng nhiều kim loại nhẹ này trong quá trình sản xuất các mẫu xe của mình.
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông qua thỏa thuận liên doanh trị giá 1 tỷ bảng (1,6 tỷ USD) giữa JLR và công ty sản xuất ôtô tư nhân lớn nhất nước này Chery Automobile.
Theo thỏa thuận, JLR và Chery Automobile sẽ cùng xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi gần thành phố Thượng Hải. Nhà máy dự kiến hoàn thành vào năm 2014 và bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2015, nhằm khai thác tiềm năng ở thị trường Trung Quốc - nơi doanh số bán xe của JLR đã tăng tới 80% trong năm qua.
Ngoài ra, liên doanh cũng sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển, và một nhà máy sản xuất động cơ tại Thượng Hải./.
Nếu kế hoạch này được thực hiện thì đây sẽ là nhà máy chế tạo ôtô thứ hai ở nước ngoài của JLR sau nhà máy ở thành phố Thượng Hải của Trung Quốc.
JLR cho biết dự án mới này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản xuất cũng như việc làm của các nhà máy của hãng này tại "xứ sở sương mù."
Tuy nhiên, cho đến nay JLR vẫn chưa quyết định xem mẫu xe Jaguar hay Land Rover sẽ được sản xuất ở Arập Xêút khi nhà máy ở đây được hoàn thành.
Theo JLR, chính việc liên doanh giữa Alcoa và Công ty khai thác mỏ Arập Xêút xây dựng nhà máy luyện nhôm lớn nhất thế giới ở Arập Xêút là lí do khiến công ty mẹ Tata Motors (Ấn Độ) có ý định xây dựng nhà máy ở đây vì JLR cần sử dụng nhiều kim loại nhẹ này trong quá trình sản xuất các mẫu xe của mình.
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông qua thỏa thuận liên doanh trị giá 1 tỷ bảng (1,6 tỷ USD) giữa JLR và công ty sản xuất ôtô tư nhân lớn nhất nước này Chery Automobile.
Theo thỏa thuận, JLR và Chery Automobile sẽ cùng xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi gần thành phố Thượng Hải. Nhà máy dự kiến hoàn thành vào năm 2014 và bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2015, nhằm khai thác tiềm năng ở thị trường Trung Quốc - nơi doanh số bán xe của JLR đã tăng tới 80% trong năm qua.
Ngoài ra, liên doanh cũng sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển, và một nhà máy sản xuất động cơ tại Thượng Hải./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)