Hai chủ tịch khu vực Philadelphia và khu vực Dallas của Ủy ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ trích chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu có thể sẽ phản tác dụng.
Một thành viên của FED ngày 11/1 nói rằng FED có thể sẽ cần phải giảm bớt quy mô của chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD nếu như nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến.
Chủ tịch FED khu vực Philadelphia Charles Plosser nói rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra một cách bền vững, mặc dù vẫn còn chậm, đồng thời dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Mỹ sẽ đạt từ 3-3,5% trong vòng hai năm tới.
Mặc dù, tốc độ này đã cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng dự kiến 2,8% cho năm 2010, nhưng vẫn chưa đủ nhanh để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,4%, ông Plosser thừa nhận.
Ông Plosser, người được bầu là thành viên có quyền bỏ phiếu trong năm nay, tỏ ra lo ngại chương trình mua trái phiếu của FED có thể phản tác dụng và làm gia tăng tỷ lệ lạm phát nếu như FED "không bắt đầu dần dần quá trình đảo ngược."
Chính ông Plosser đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc thực hiện chương trình mua trái phiếu, và đã nêu lên những quan ngại rằng các nguy cơ của chương trình này - ví dụ như làm lạm phát tăng cao - có thể vượt quá so với những lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế.
Vào thời điểm khi FED thông qua thực hiện chương trình mua trái phiếu vào ngày 3/11/2010, ông Plosser vẫn chưa phải là thành viên có quyền bỏ phiếu.
Dự kiến trong cuộc họp lần tới của FED diễn ra từ ngày 25-26/1, FED sẽ xem xét lại việc thực hiện chương trình mua trái phiếu này. Ông Plosser nói rằng FED có thể sẽ phải bắt đầu tăng các tỷ lệ lãi suất, hiện đang ở mức thấp kỷ lục gần bằng không (0,25%), trước khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức có thể chấp nhận được.
FED đã duy trì mức lãi suất này kể từ tháng 12/2008 nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Ngoài ông Plosser, còn có một thành viên có quyền bỏ phiếu khác trong năm nay là Chủ tịch FED khu vực Dallas Richard Fisher cũng lên tiếng chỉ trích chương trình mua trái phiếu của FED.
Chủ tịch FED khu vực Kansas Thomas Hoenig, người có quyền bỏ phiếu trong năm ngoái, cũng phản đối chương trình này./.
Một thành viên của FED ngày 11/1 nói rằng FED có thể sẽ cần phải giảm bớt quy mô của chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD nếu như nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến.
Chủ tịch FED khu vực Philadelphia Charles Plosser nói rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra một cách bền vững, mặc dù vẫn còn chậm, đồng thời dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Mỹ sẽ đạt từ 3-3,5% trong vòng hai năm tới.
Mặc dù, tốc độ này đã cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng dự kiến 2,8% cho năm 2010, nhưng vẫn chưa đủ nhanh để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,4%, ông Plosser thừa nhận.
Ông Plosser, người được bầu là thành viên có quyền bỏ phiếu trong năm nay, tỏ ra lo ngại chương trình mua trái phiếu của FED có thể phản tác dụng và làm gia tăng tỷ lệ lạm phát nếu như FED "không bắt đầu dần dần quá trình đảo ngược."
Chính ông Plosser đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc thực hiện chương trình mua trái phiếu, và đã nêu lên những quan ngại rằng các nguy cơ của chương trình này - ví dụ như làm lạm phát tăng cao - có thể vượt quá so với những lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế.
Vào thời điểm khi FED thông qua thực hiện chương trình mua trái phiếu vào ngày 3/11/2010, ông Plosser vẫn chưa phải là thành viên có quyền bỏ phiếu.
Dự kiến trong cuộc họp lần tới của FED diễn ra từ ngày 25-26/1, FED sẽ xem xét lại việc thực hiện chương trình mua trái phiếu này. Ông Plosser nói rằng FED có thể sẽ phải bắt đầu tăng các tỷ lệ lãi suất, hiện đang ở mức thấp kỷ lục gần bằng không (0,25%), trước khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức có thể chấp nhận được.
FED đã duy trì mức lãi suất này kể từ tháng 12/2008 nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Ngoài ông Plosser, còn có một thành viên có quyền bỏ phiếu khác trong năm nay là Chủ tịch FED khu vực Dallas Richard Fisher cũng lên tiếng chỉ trích chương trình mua trái phiếu của FED.
Chủ tịch FED khu vực Kansas Thomas Hoenig, người có quyền bỏ phiếu trong năm ngoái, cũng phản đối chương trình này./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)