Cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông với người đàn ông đi xe lăn đã cho nổ một khối thuốc pháo mang theo bên mình ở sân bay quốc tế tại Bắc Kinh, khiến bản thân bị thương, nhằm thể hiện thái độ chống lại sự nặng tay của cảnh sát. Theo AFP, các thông điệp ủng hộ đã xuất hiện trên mạng sau khi có tin Ji Zhongxing, 34 tuổi, gây ra vụ nổ vì quá phẫn uất do bị cảnh sát đánh cho tàn phế và hành trình đòi công lý của anh đã diễn ra không suôn sẻ. Theo các nhân chứng, Ji đã cảnh báo với các hành khách ở sân bay rằng mình có mang theo vật liệu nổ, trước khi kích nổ thiết bị nhỏ mà anh mang theo bên mình vào ngày 20/7. Tờ Beijing News nói rằng anh làm thế để thu hút sự chú ý về trường hợp của mình mà không gây hại cho người khác.
[Người đi xe lăn đánh bom tự sát ở sân bay Bắc Kinh] Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc nói rằng một viên cảnh sát Trung Quốc lao tới hiện trường dường như đã trở thành người duy nhất bị thương trong vụ nổ. "Anh ấy đã cảnh báo với những người đi ngang qua. Thật là một người tốt bụng. Còn ai ở trên đất nước này sẵn sàng đứng lên và nói rằng họ đúng đắn hơn anh ấy" - Zhao Xiao, một giáo sư tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, đã viết trên mạng xã hội Sina Weibo. "Thông qua việc cảnh báo những người khác tránh ra xa, anh ấy là người tốt. Tôi hy vọng nhà chức trách sẽ thấu hiểu, nếu không họ sẽ kích hoạt một vòng tròn tội lỗi" - luật sư Yuan Yulai viết. "Anh ấy không điên khùng như những gã cảnh sát đã đánh anh ấy trước" - một người dùng khác viết. Theo nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng độc lập, Ji xuất thân từ tỉnh Sơn Đông nghèo khó tới Đông Quản để làm nghề chạy xe ôm, nơi anh bị cảnh sát đánh đập tàn bạo vào năm 2005 và bị tật nguyền. Theo kênh truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Ji đã "mất hết hy vọng với xã hội" sau cuộc chiến pháp lý bất thành.
[Người đi xe lăn đánh bom tự sát ở sân bay Bắc Kinh] Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc nói rằng một viên cảnh sát Trung Quốc lao tới hiện trường dường như đã trở thành người duy nhất bị thương trong vụ nổ. "Anh ấy đã cảnh báo với những người đi ngang qua. Thật là một người tốt bụng. Còn ai ở trên đất nước này sẵn sàng đứng lên và nói rằng họ đúng đắn hơn anh ấy" - Zhao Xiao, một giáo sư tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, đã viết trên mạng xã hội Sina Weibo. "Thông qua việc cảnh báo những người khác tránh ra xa, anh ấy là người tốt. Tôi hy vọng nhà chức trách sẽ thấu hiểu, nếu không họ sẽ kích hoạt một vòng tròn tội lỗi" - luật sư Yuan Yulai viết. "Anh ấy không điên khùng như những gã cảnh sát đã đánh anh ấy trước" - một người dùng khác viết. Theo nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng độc lập, Ji xuất thân từ tỉnh Sơn Đông nghèo khó tới Đông Quản để làm nghề chạy xe ôm, nơi anh bị cảnh sát đánh đập tàn bạo vào năm 2005 và bị tật nguyền. Theo kênh truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Ji đã "mất hết hy vọng với xã hội" sau cuộc chiến pháp lý bất thành.
An ninh thắt chặt tại sân bay Bắc Kinh sau vụ nổ (Nguồn: AFP)
Đài truyền hình này cũng nói rằng Ji bị bắt tại hiện trường và được đưa tới bệnh viện, nơi người ta phẫu thuật cắt bỏ tay trái của anh. Luật sư của Ji đã không bình luận gì trong ngày Chủ nhật. Phượng Hoàng nói rằng ít nhất một luật sư đã không bình luận gì vì sức ép từ chính quyền ở Đông Quản. Các phóng viên cũng nói rằng Ji đã phẫn nộ với hệ thống "thỉnh cầu" ở Trung Quốc, trong đó công dân có thể đâm đơn thẳng lên các cơ quan chính quyền. Những người đi khiếu nại với các lá đơn của họ được gửi đi như thế và bị người ta phớt lờ trong hàng thập kỷ, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Trung Quốc. Một số còn biểu tình bạo lực để gây chú ý tới vấn đề của họ. Tháng trước, một người đàn ông thất nghiệp và đã gửi đơn kiện lên chính quyền nhưng không thành đã cho nổ bom trên xe buýt ở Hạ Môn, làm 47 người thiệt mạng. Người dùng mạng ở Trung Quốc vì thế đã ca ngợi hành động cảnh báo của Ji. "Đây là một bước tiến lớn vì Ji đã quyết định gây thương tật ở mức nhỏ nhất" - một người dùng Sina Weibo viết./.
Linh Vũ (Vietnam+)