Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 14/6, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng các đối tác chính phủ, xã hội dân sự, khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức tôn giáo đã khởi động chiến dịch toàn cầu nhằm chấm dứt tình trạng trẻ bị tử vong do những bệnh có thể phòng ngừa.
Tuyên bố của UNICEF nêu rõ vào năm 2010, trung bình cứ 1.000 trẻ sơ sinh trên thế giới thì có 57 trẻ bị tử vong. Hàng năm đã có nhiều triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi và Nam Á chết do các căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được.
Lời kêu gọi hành động vì sự sống của trẻ em từ Diễn đàn cấp cao do chính phủ Mỹ, Ethiopia và Ấn Độ triệu tập ở thủ đô Washington đã kêu gọi thế giới hành động để giảm số trẻ em bị thiệt mạng từ mức 57 xuống dưới 20 trẻ vào năm 2035. Đạt được mục tiêu này đồng nghĩa với việc cứu thêm được 45 triệu trẻ em trên toàn cầu giữ được tính mạng vào năm 2035.
Tuyên bố của UNICEF khẳng định mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được bằng việc tập trung vào 5 lĩnh vực chủ chốt: tăng cường các nỗ lực cứu trẻ em ở 24 nước hiện chiếm tới 80% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị chết trên toàn cầu; tăng cường quyền tiếp cận y tế của dân cư hiện chưa được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ y tế; xử lý tốt hơn 5 nguyên nhân hiện khiến 60% số trẻ em bị chết trên thế giới bao gồm các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, sinh non và tử vong trong thời gian sinh đẻ.
Ngoài các chương trình y tế, các nước cần tập trung đầu tư vào giáo dục trẻ em gái, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phổ quát, nhất quán quanh mục tiêu chung và sử dụng các tiêu chuẩn chung để đánh giá các tiến bộ của tiến trình cứu trẻ em toàn cầu.
Theo lời kêu gọi hành động vì sự sống của trẻ em này, các chính phủ và các đối tác cần đổi mới cam kết vì trẻ em toàn cầu, trong đó cam kết hành động tập thể để tăng hiệu quả các chương trình hành động quốc gia vì sự sống của trẻ em, giám sát kết quả và chú ý lớn hơn đến trẻ em bị thiệt thòi nhất về xã hội và trẻ em dễ bị tổn thương về xã hội.
Tổng Giám đốc UNICEF Anthony Lake nhấn mạnh thế giới đã có các công cụ, các biện pháp điều trị và kỹ thuật để cứu hàng triệu trẻ em mỗi năm. Tuy nhiên, thế giới cũng cần đổi mới các công cụ này, cũng như tăng cường ý chí chính trị để kết quả của những nỗ lực tập thể quốc gia và quốc tế tới được trẻ em. Mục tiêu ngăn chặn trẻ em tử vong phải là sự nghiệp chung của mọi người và của cả thế giới./.
Tuyên bố của UNICEF nêu rõ vào năm 2010, trung bình cứ 1.000 trẻ sơ sinh trên thế giới thì có 57 trẻ bị tử vong. Hàng năm đã có nhiều triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi và Nam Á chết do các căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được.
Lời kêu gọi hành động vì sự sống của trẻ em từ Diễn đàn cấp cao do chính phủ Mỹ, Ethiopia và Ấn Độ triệu tập ở thủ đô Washington đã kêu gọi thế giới hành động để giảm số trẻ em bị thiệt mạng từ mức 57 xuống dưới 20 trẻ vào năm 2035. Đạt được mục tiêu này đồng nghĩa với việc cứu thêm được 45 triệu trẻ em trên toàn cầu giữ được tính mạng vào năm 2035.
Tuyên bố của UNICEF khẳng định mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được bằng việc tập trung vào 5 lĩnh vực chủ chốt: tăng cường các nỗ lực cứu trẻ em ở 24 nước hiện chiếm tới 80% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị chết trên toàn cầu; tăng cường quyền tiếp cận y tế của dân cư hiện chưa được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ y tế; xử lý tốt hơn 5 nguyên nhân hiện khiến 60% số trẻ em bị chết trên thế giới bao gồm các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, sinh non và tử vong trong thời gian sinh đẻ.
Ngoài các chương trình y tế, các nước cần tập trung đầu tư vào giáo dục trẻ em gái, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phổ quát, nhất quán quanh mục tiêu chung và sử dụng các tiêu chuẩn chung để đánh giá các tiến bộ của tiến trình cứu trẻ em toàn cầu.
Theo lời kêu gọi hành động vì sự sống của trẻ em này, các chính phủ và các đối tác cần đổi mới cam kết vì trẻ em toàn cầu, trong đó cam kết hành động tập thể để tăng hiệu quả các chương trình hành động quốc gia vì sự sống của trẻ em, giám sát kết quả và chú ý lớn hơn đến trẻ em bị thiệt thòi nhất về xã hội và trẻ em dễ bị tổn thương về xã hội.
Tổng Giám đốc UNICEF Anthony Lake nhấn mạnh thế giới đã có các công cụ, các biện pháp điều trị và kỹ thuật để cứu hàng triệu trẻ em mỗi năm. Tuy nhiên, thế giới cũng cần đổi mới các công cụ này, cũng như tăng cường ý chí chính trị để kết quả của những nỗ lực tập thể quốc gia và quốc tế tới được trẻ em. Mục tiêu ngăn chặn trẻ em tử vong phải là sự nghiệp chung của mọi người và của cả thế giới./.
(TTXVN)