Sáng 12/10, phiên họp toàn thể lần thứ 67 Hội nghị thường niên Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đã khai mạc tại Tokyo với sự tham dự của các quan chức tài chính, ngân hàng và các chuyên gia từ 188 nước thành viên.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito đã cảm ơn sự giúp đỡ cả cộng đồng quốc tế dành cho Nhật Bản sau thảm họa động đất-sóng thần tại vùng Đông Bắc Nhật Bản hồi tháng 3/2011.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình tài chính quốc tế, khôi phục tuyển dụng việc làm và giảm đói nghèo.
Hoàng Thái tử Naruhito đánh giá cao những đóng góp của IMF và WB cho cộng đồng quốc tế và hy vọng hai tổ chức này sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu.
Ông khẳng định rằng Nhật Bản đã nhận thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết sau thảm họa động đất, sóng thần, cho rằng những giá trị đó cũng quan trọng đối với cộng đồng quốc tế và hy vọng hội nghị này sẽ tạo cơ hội để tăng cường tình đoàn kết giữa các nước, giúp thúc đẩy nỗ lực đoàn kết để đối phó với những thách thức toàn cầu.
Về phần mình, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh đến sự thay đổi của thế giới kể từ hội nghị đầu tiên ở Tokyo năm 1964 đến nay, từ thay đổi về mặt dân số học, kinh tế, khoa học công nghệ cho đến những thay đổi chính trị trên toàn thế giới. Theo bà, thế giới hiện vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và để tiến về phía trước cần phải vượt qua khủng hoảng, khôi phục tăng trưởng, cần có một hệ thống tài chính tốt hơn thông qua cải cách.
Bà Lagarde cho rằng tăng trưởng là cần thiết cho kinh tế toàn cầu trong tương lai, nhưng phải là tăng trưởng chất lượng và toàn diện.
Bà cho rằng IMF là một diễn đàn hàng đầu cho sự hợp tác quốc tế và trong tương lai tổ chức này cần luôn là một nhà tư vấn đáng tin cậy, có các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ các thành viên của mình trong một thế giới có các mối liên kết ràng buộc lẫn nhau và IMF cần phản ánh trung thực quyền sở hữu toàn cầu, tức là đại diện cho thế giới, hòa nhập với thế giới và để thế giới tìm thấy ngôi nhà an toàn, tiện lợi ở IMF.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhấn mạnh vai trò của WB trong việc kết nối và tập hợp các cổ đông trên khắp thế giới, đóng vai trò trung gian cho việc trao đổi kiến thức vượt qua các ranh giới thể chế. WB sẽ làm nhiều hơn nữa để giúp các nước có thu nhập thấp, các nước bị chiến tranh tàn phá.
Ông cho rằng bất ổn kinh tế và tài chính hiện nay ở châu Âu tiếp tục đe dọa tăng trưởng và việc làm ở các nước đang phát triển, giá lương thực tăng đang tạo sức ép cho ngân sách của những nước nghèo…
Trong môi trường thách thức đó, ông Kim lo ngại rằng sự hỗ trợ cho phát triển có thể bị lu mờ trước các ưu tiên khác, nhưng ông nhấn mạnh rằng với hơn 1 tỷ người đang sống nghèo khổ và 200 triệu người thất nghiệp, giờ không phải lúc để các nước hay các tổ chức chỉ đi theo con đường của riêng mình hoặc tập trung vào các lợi ích hẹp của riêng họ.
Ông Kim cho rằng WB cần phát triển từ ngân hàng “kiến thức” thành ngân hàng “giải pháp,” cần hỗ trợ các khách hàng bằng cách áp dụng các giải pháp thực tế để đối phó với những thách thức phát triển.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cũng kêu gọi các cổ đông của WB và các đối tác phát triển khác cùng hợp tác với nhau để “giương cánh cung lịch sử” và thúc đẩy tiến trình tiến tới mục tiêu xóa bỏ đói nghèo./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito đã cảm ơn sự giúp đỡ cả cộng đồng quốc tế dành cho Nhật Bản sau thảm họa động đất-sóng thần tại vùng Đông Bắc Nhật Bản hồi tháng 3/2011.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình tài chính quốc tế, khôi phục tuyển dụng việc làm và giảm đói nghèo.
Hoàng Thái tử Naruhito đánh giá cao những đóng góp của IMF và WB cho cộng đồng quốc tế và hy vọng hai tổ chức này sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu.
Ông khẳng định rằng Nhật Bản đã nhận thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết sau thảm họa động đất, sóng thần, cho rằng những giá trị đó cũng quan trọng đối với cộng đồng quốc tế và hy vọng hội nghị này sẽ tạo cơ hội để tăng cường tình đoàn kết giữa các nước, giúp thúc đẩy nỗ lực đoàn kết để đối phó với những thách thức toàn cầu.
Về phần mình, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh đến sự thay đổi của thế giới kể từ hội nghị đầu tiên ở Tokyo năm 1964 đến nay, từ thay đổi về mặt dân số học, kinh tế, khoa học công nghệ cho đến những thay đổi chính trị trên toàn thế giới. Theo bà, thế giới hiện vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và để tiến về phía trước cần phải vượt qua khủng hoảng, khôi phục tăng trưởng, cần có một hệ thống tài chính tốt hơn thông qua cải cách.
Bà Lagarde cho rằng tăng trưởng là cần thiết cho kinh tế toàn cầu trong tương lai, nhưng phải là tăng trưởng chất lượng và toàn diện.
Bà cho rằng IMF là một diễn đàn hàng đầu cho sự hợp tác quốc tế và trong tương lai tổ chức này cần luôn là một nhà tư vấn đáng tin cậy, có các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ các thành viên của mình trong một thế giới có các mối liên kết ràng buộc lẫn nhau và IMF cần phản ánh trung thực quyền sở hữu toàn cầu, tức là đại diện cho thế giới, hòa nhập với thế giới và để thế giới tìm thấy ngôi nhà an toàn, tiện lợi ở IMF.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhấn mạnh vai trò của WB trong việc kết nối và tập hợp các cổ đông trên khắp thế giới, đóng vai trò trung gian cho việc trao đổi kiến thức vượt qua các ranh giới thể chế. WB sẽ làm nhiều hơn nữa để giúp các nước có thu nhập thấp, các nước bị chiến tranh tàn phá.
Ông cho rằng bất ổn kinh tế và tài chính hiện nay ở châu Âu tiếp tục đe dọa tăng trưởng và việc làm ở các nước đang phát triển, giá lương thực tăng đang tạo sức ép cho ngân sách của những nước nghèo…
Trong môi trường thách thức đó, ông Kim lo ngại rằng sự hỗ trợ cho phát triển có thể bị lu mờ trước các ưu tiên khác, nhưng ông nhấn mạnh rằng với hơn 1 tỷ người đang sống nghèo khổ và 200 triệu người thất nghiệp, giờ không phải lúc để các nước hay các tổ chức chỉ đi theo con đường của riêng mình hoặc tập trung vào các lợi ích hẹp của riêng họ.
Ông Kim cho rằng WB cần phát triển từ ngân hàng “kiến thức” thành ngân hàng “giải pháp,” cần hỗ trợ các khách hàng bằng cách áp dụng các giải pháp thực tế để đối phó với những thách thức phát triển.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cũng kêu gọi các cổ đông của WB và các đối tác phát triển khác cùng hợp tác với nhau để “giương cánh cung lịch sử” và thúc đẩy tiến trình tiến tới mục tiêu xóa bỏ đói nghèo./.
Minh Sơn-Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)