Hội nghị Đại dương châu Á đã khai mạc ngày 18/6 tại khách sạn Grand Hyatt ở khu du lịch Nusa Dua, trên đảo Bali của Indonesia.
Nội dung hội nghị năm nay tập trung vào các chủ đề an ninh lương thực biển và tăng trưởng Xanh.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ biển và Nghề cá Indonesia Sharif Sutardjo cho biết hội nghị là cơ hội quan trọng để châu Á thảo luận, đưa ra giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực thông qua phát triển bền vững các đại dương, xây dựng lộ trình an ninh lương thực biển châu Á và định hình lại tương lai đóng góp của khu vực đối với thế giới.
Kết quả hội nghị sẽ là tiền đề quan trọng cho Hội nghị Đại dương toàn cầu, được tổ chức tại Hà Lan vào tháng Chín này.
Bộ trưởng Sutardjo nhấn mạnh là quốc đảo lớn nhất thế giới, Indonesia cam kết tiếp tục thực hiện kế hoạch đưa nguồn lợi đại dương góp phần vào tăng trưởng kinh tế thế giới, nâng cao vai trò của các đại dương nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong khu vực và toàn cầu.
Lộ trình an ninh lương thực biển châu Á cũng phù hợp với lợi ích của Indonesia trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Xanh dựa vào nguồn tài nguyên biển.
Chính phủ Indonesia đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài nguyên biển, coi đó là động lực phát triển, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và sẽ đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi này trong khuôn khổ nền kinh tế Xanh.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB), Juergen Voegele cho biết WB nhiệt tình ủng hộ các hội nghị đại dương khu vực và thế giới, đánh giá cao các đề xuất, tầm nhìn, kinh nghiệm, hành động của các quốc gia tham gia hội nghị cho các vấn đề an ninh lương thực, phát triển bền vững.
Các vùng biển châu Á không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và vận tải thương mại thế giới, mà còn hỗ trợ, giải quyết vấn đề an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế nhờ nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo giàu tiềm năng như năng lượng, đa dạng sinh học, nuôi trồng thủy sản...
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản châu Á chiếm 39% xuất khẩu thủy sản toàn cầu, trị giá 49,7 tỷ USD. Năm 2012, xuất khẩu hải sản Indonesia đạt 3,9 tỷ USD, tăng 0,4 tỷ USD so với mức 3,5 tỷ USD của năm 2011./.
Nội dung hội nghị năm nay tập trung vào các chủ đề an ninh lương thực biển và tăng trưởng Xanh.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ biển và Nghề cá Indonesia Sharif Sutardjo cho biết hội nghị là cơ hội quan trọng để châu Á thảo luận, đưa ra giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực thông qua phát triển bền vững các đại dương, xây dựng lộ trình an ninh lương thực biển châu Á và định hình lại tương lai đóng góp của khu vực đối với thế giới.
Kết quả hội nghị sẽ là tiền đề quan trọng cho Hội nghị Đại dương toàn cầu, được tổ chức tại Hà Lan vào tháng Chín này.
Bộ trưởng Sutardjo nhấn mạnh là quốc đảo lớn nhất thế giới, Indonesia cam kết tiếp tục thực hiện kế hoạch đưa nguồn lợi đại dương góp phần vào tăng trưởng kinh tế thế giới, nâng cao vai trò của các đại dương nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong khu vực và toàn cầu.
Lộ trình an ninh lương thực biển châu Á cũng phù hợp với lợi ích của Indonesia trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Xanh dựa vào nguồn tài nguyên biển.
Chính phủ Indonesia đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài nguyên biển, coi đó là động lực phát triển, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và sẽ đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi này trong khuôn khổ nền kinh tế Xanh.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB), Juergen Voegele cho biết WB nhiệt tình ủng hộ các hội nghị đại dương khu vực và thế giới, đánh giá cao các đề xuất, tầm nhìn, kinh nghiệm, hành động của các quốc gia tham gia hội nghị cho các vấn đề an ninh lương thực, phát triển bền vững.
Các vùng biển châu Á không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và vận tải thương mại thế giới, mà còn hỗ trợ, giải quyết vấn đề an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế nhờ nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo giàu tiềm năng như năng lượng, đa dạng sinh học, nuôi trồng thủy sản...
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản châu Á chiếm 39% xuất khẩu thủy sản toàn cầu, trị giá 49,7 tỷ USD. Năm 2012, xuất khẩu hải sản Indonesia đạt 3,9 tỷ USD, tăng 0,4 tỷ USD so với mức 3,5 tỷ USD của năm 2011./.
(TTXVN)