Khẳng định thế mạnh từ kinh tế biển, năm 2012 tỉnh Quảng Bình đã quản lý và khai thác tiềm năng từ biển và dải ven bờ một cách có hiệu quả, nên nguồn lợi từ các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, công nghiệp ven bờ, hàng hải và cảng biển đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ở địa phương không ngừng phát triển.
Hiện Quảng Bình có 4.383 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất 254.100 CV, nhờ phát huy hiệu quả công tác quản lý thông tin liên lạc, an toàn tàu cá trước khi ra khơi nên sản lượng khai thác trong năm nay ước đạt 43.000 tấn.
Nét nổi bật trong ngành hải sản của địa phương là công tác dịch vụ hậu cần nghề cá đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của ngư dân, nhất là các dịch vụ cung ứng vật tư ngư lưới cụ, nhiên liệu, đá lạnh, cơ khí sửa chữa tàu thuyền... Sản lượng hàng hóa, phương tiện qua hai cảng biển là cảng Giang và Hòn La tăng trưởng khá với trên 30.000 tấn, thu phí được 1.600 triệu đồng, tăng 5,9% so với năm 2011. Chỉ tính đến tháng 11/2012, cả 2 cảng này đã tiếp nhận 419 tàu tổng cộng 694.454 tấn hàng hóa, trong đó có 419.927 tấn hàng nội địa, 261.259 tấn hàng xuất khẩu và 13.268 tấn hàng nhập khẩu.
Đặc biệt, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được địa phương quán triệt đến từng ngư dân, đồng thời phối với bộ đội biên phòng thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc khai thác các loài hải sản cấm khai thác trong mùa sinh sản. Qua đó cũng hạn chế được đáng kể việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện trong khai thác hải sản theo lối tận diệt.
Với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 5.020ha, sản lượng nuôi 9.500 tấn. Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ 1.500ha, sản lượng thu hoạch cả năm nay đạt khoảng 4.300 tấn tôm, cá các loại, đã và đang là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn hộ dân để họ xóa nghèo một cách bền vững. Mặt khác sản lượng, chất lượng các mặt hàng chế biến thủy sản nội địa được nâng lên giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất, vừa giúp giải quyết thêm việc làm, vừa tăng thêm giá trị của sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
Ngành du lịch ven biển Quảng Bình cũng đang từng bước được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, các khu du lịch tiêu biểu đang xây dựng như Khu du lịch Sun Spa Resort giai đoạn hai của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vũng Chùa-Đảo Yến và một số khách sạn ven biển ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách du lịch khi đến đây.
Cả năm 2012, Quảng Bình có khả năng đón trên 962.400 lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch trên 468 tỷ đồng. Một số bãi tắm tiêu biểu là Nhật Lệ-Quang Phú, Đá Nhảy, Hải Ninh đang từng bước đưa vào khai thác. Chưa kể Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng là điểm đến không thể thiếu đối với khách du lịch trong và ngoài nước, khi đến với vùng đất “chang chang cồn cát” này.
Nguồn lợi về khoáng sản ven biển cũng được Quảng Bình quan tâm hơn trước, nhờ đó tính đến tháng 11/2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cấp 6 giấy phép khai thác Titan cho 4 công ty, chủ yếu thuộc vùng cát ven biển huyện Quảng Trạch và Lệ Thủy; cấp khai thác cát 27 giấy phép, sản lượng 342.756m3. Riêng khí hydrat và dầu mỏ, Chính phủ đang cho tiến hành khảo sát thăm dò địa chấn.
Mặt khác thông qua các Chương trình, dự án trồng rừng, kể các trang trại nông-lâm kết hợp của các hộ gia đình và cá nhân, đến nay Quảng Bình trồng được 174.482ha rừng phòng hộ. Riêng năm nay trồng 100ha, có 20ha rừng ngập mặn được trồng mới ven các vùng bờ biển xung yếu.
Tuy vậy, theo nhận xét của Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Văn Lương: Hiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển và các vùng ven biển của Quảng Bình vẫn chưa được triển khai. Vốn đầu tư phát triển các chương trình, dự án và xây dựng các công trình kinh tế trọng điểm một cách đồng bộ tại vùng biển và ven biển chưa nhiều. Nhất là điều tra cơ bản về thềm lục địa, biển, quản lý dữ liệu, quan trắc môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường biển còn yếu, đã hạn chế không nhỏ đến việc phát huy hiệu quả kinh tế biển tại địa phương.
Vấn đề nổi cộm hiện nay trên vùng biển Quảng Bình, đó là hiện tượng xói lở các bờ sông, cửa biển tại Lý Hòa, Thanh Trạch, Phú Hải...đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề cho 20 xã ven biển. Nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các bến cảng, chợ cá, cửa sông và các vùng dân cư ven biển đang gia tăng, làm suy thoái các hệ sinh thái ven biển và đe dọa chất lượng nước mặt vùng biển ven bờ, nên cần phải nhanh chóng có giải pháp khắc phục.
Để trong tương lai gần Quảng Bình có thể tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế biển, tỉnh đã kiến nghị các Bộ, ngành chức năng Trung ương hỗ trợ 11,23 tỷ đồng để thực hiện Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển đến năm 2020. Đồng thời đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo phối hợp thực hiện và hỗ trợ tỉnh 3,5 tỷ đồng nhằm triển khai đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo; tuyên truyền phổ biến Luật Biển Việt Nam trong năm 2013; tạo điều kiện giúp Quảng Bình sớm tham gia Tổ chức quản lý môi trường các biển Đông Á (Pemsea)./.
Hiện Quảng Bình có 4.383 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất 254.100 CV, nhờ phát huy hiệu quả công tác quản lý thông tin liên lạc, an toàn tàu cá trước khi ra khơi nên sản lượng khai thác trong năm nay ước đạt 43.000 tấn.
Nét nổi bật trong ngành hải sản của địa phương là công tác dịch vụ hậu cần nghề cá đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của ngư dân, nhất là các dịch vụ cung ứng vật tư ngư lưới cụ, nhiên liệu, đá lạnh, cơ khí sửa chữa tàu thuyền... Sản lượng hàng hóa, phương tiện qua hai cảng biển là cảng Giang và Hòn La tăng trưởng khá với trên 30.000 tấn, thu phí được 1.600 triệu đồng, tăng 5,9% so với năm 2011. Chỉ tính đến tháng 11/2012, cả 2 cảng này đã tiếp nhận 419 tàu tổng cộng 694.454 tấn hàng hóa, trong đó có 419.927 tấn hàng nội địa, 261.259 tấn hàng xuất khẩu và 13.268 tấn hàng nhập khẩu.
Đặc biệt, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được địa phương quán triệt đến từng ngư dân, đồng thời phối với bộ đội biên phòng thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc khai thác các loài hải sản cấm khai thác trong mùa sinh sản. Qua đó cũng hạn chế được đáng kể việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện trong khai thác hải sản theo lối tận diệt.
Với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 5.020ha, sản lượng nuôi 9.500 tấn. Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ 1.500ha, sản lượng thu hoạch cả năm nay đạt khoảng 4.300 tấn tôm, cá các loại, đã và đang là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn hộ dân để họ xóa nghèo một cách bền vững. Mặt khác sản lượng, chất lượng các mặt hàng chế biến thủy sản nội địa được nâng lên giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất, vừa giúp giải quyết thêm việc làm, vừa tăng thêm giá trị của sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
Ngành du lịch ven biển Quảng Bình cũng đang từng bước được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, các khu du lịch tiêu biểu đang xây dựng như Khu du lịch Sun Spa Resort giai đoạn hai của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vũng Chùa-Đảo Yến và một số khách sạn ven biển ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách du lịch khi đến đây.
Cả năm 2012, Quảng Bình có khả năng đón trên 962.400 lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch trên 468 tỷ đồng. Một số bãi tắm tiêu biểu là Nhật Lệ-Quang Phú, Đá Nhảy, Hải Ninh đang từng bước đưa vào khai thác. Chưa kể Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng là điểm đến không thể thiếu đối với khách du lịch trong và ngoài nước, khi đến với vùng đất “chang chang cồn cát” này.
Nguồn lợi về khoáng sản ven biển cũng được Quảng Bình quan tâm hơn trước, nhờ đó tính đến tháng 11/2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cấp 6 giấy phép khai thác Titan cho 4 công ty, chủ yếu thuộc vùng cát ven biển huyện Quảng Trạch và Lệ Thủy; cấp khai thác cát 27 giấy phép, sản lượng 342.756m3. Riêng khí hydrat và dầu mỏ, Chính phủ đang cho tiến hành khảo sát thăm dò địa chấn.
Mặt khác thông qua các Chương trình, dự án trồng rừng, kể các trang trại nông-lâm kết hợp của các hộ gia đình và cá nhân, đến nay Quảng Bình trồng được 174.482ha rừng phòng hộ. Riêng năm nay trồng 100ha, có 20ha rừng ngập mặn được trồng mới ven các vùng bờ biển xung yếu.
Tuy vậy, theo nhận xét của Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Văn Lương: Hiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển và các vùng ven biển của Quảng Bình vẫn chưa được triển khai. Vốn đầu tư phát triển các chương trình, dự án và xây dựng các công trình kinh tế trọng điểm một cách đồng bộ tại vùng biển và ven biển chưa nhiều. Nhất là điều tra cơ bản về thềm lục địa, biển, quản lý dữ liệu, quan trắc môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường biển còn yếu, đã hạn chế không nhỏ đến việc phát huy hiệu quả kinh tế biển tại địa phương.
Vấn đề nổi cộm hiện nay trên vùng biển Quảng Bình, đó là hiện tượng xói lở các bờ sông, cửa biển tại Lý Hòa, Thanh Trạch, Phú Hải...đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề cho 20 xã ven biển. Nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các bến cảng, chợ cá, cửa sông và các vùng dân cư ven biển đang gia tăng, làm suy thoái các hệ sinh thái ven biển và đe dọa chất lượng nước mặt vùng biển ven bờ, nên cần phải nhanh chóng có giải pháp khắc phục.
Để trong tương lai gần Quảng Bình có thể tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế biển, tỉnh đã kiến nghị các Bộ, ngành chức năng Trung ương hỗ trợ 11,23 tỷ đồng để thực hiện Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển đến năm 2020. Đồng thời đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo phối hợp thực hiện và hỗ trợ tỉnh 3,5 tỷ đồng nhằm triển khai đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo; tuyên truyền phổ biến Luật Biển Việt Nam trong năm 2013; tạo điều kiện giúp Quảng Bình sớm tham gia Tổ chức quản lý môi trường các biển Đông Á (Pemsea)./.
Văn Hào (TTXVN)