Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongsing Thammavong sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ 28/2 đến 2/3.
Việc Thủ tướng Thongsing Thammavong chọn Việt Nam là nước thăm chính thức đầu tiên kể từ khi được cử giữ chức Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện Đảng nhân dân Cách mạng Lào, Chính phủ Lào và cá nhân Thủ tướng hết sức coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc tiếp tục tăng cường và phát triển mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt Việt-Lào.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị của Lào được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào không ngừng được tăng cường và củng cố. Lào tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước.
Đây cũng là thời điểm quan hệ Việt-Lào tiếp tục được củng cố vững chắc và ngày càng đi vào chiều sâu. Hai bên duy trì thường xuyên các cơ chế họp thường niên Ủy ban liên Chính phủ, trao đổi các đoàn cấp cao.
Nằm ở trung tâm Tiểu vùng Mekong (GMS), thuộc khu vực Đông Nam Á, Lào có đường biên giới giáp với 5 nước, trong đó đường biên giới dài nhất là với Việt Nam (hơn 2.000km) và đi qua 10 trong số 17 tỉnh của Lào. Đất nước Triệu voi có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, trong đó có một số loại khoáng sản quý đã và đang được khai thác như vàng, đồng đỏ, muối kali, đá granite, bauxite... Rừng cũng là một trong những thế mạnh của Lào.
Những năm qua, tình hình chính trị-xã hội của Lào cơ bản ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững; kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng (GDP năm 2010 đạt 7,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 986 USD). Mục tiêu phấn đấu của Lào là đến năm 2020 sẽ ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần so với hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt Đại sứ quán ở 25 nước, 5 Tổng Lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở New York và Geneve và có quan hệ với gần 100 chính đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế.
Trong thời gian qua, thế giới biết đến đất nước Lào nhiều hơn thông qua việc Lào đã đăng cai tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn (ASEAN 10, SOM ASEAN, SOM ARF, AMM, AIPA 26, ACMEC, SEA Games 25…
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chủ trương tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
Cùng với những thành tựu quan trọng đạt được ở mỗi nước, sự gắn bó, tin cậy giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào tiếp tục được tăng cường trong thời gian qua. Sự hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp của hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng.
Hợp tác giáo dục, đào tạo là một trong những điểm nhấn trong hợp tác chung của tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào anh em. Đã có nhiều thế hệ học sinh Lào học tập tại Việt Nam và trở thành những nhịp cầu nối, làm sâu đậm hơn tình cảm hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Mỗi năm Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Hiện hai nước đang phối hợp để sớm hoàn thiện đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020.”
Hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, văn hóa-thể thao-du lịch… đạt hiệu quả cao. Về hợp tác đầu tư, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn gần 2,8 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai nước tăng hàng năm.
Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 490 triệu USD. Hai bên có tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, trồng và chế biến cây công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính-viễn thông, thăm dò dầu khí, hàng không, du lịch…
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam và Lào luôn tích cực trao đổi thông tin và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, hoạt động tại các tổ chức và các diễn đàn đa phương ASEAN, ASEM+3, AIPA, ACMECS, Liên hợp quốc, Tổ chức Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết; phối hợp triển khai kế hoạch tổng thể về Tam giác phát triển (CLV), hợp tác trong khuôn khổ ACMEC, hợp tác thực hiện dự án hành lang Đông-Tây, hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng v.v…
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thongsing Thammavong, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ thông báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước trong thời gian gần đây, đồng thời tiếp tục trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ song phương, các vấn đề khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm./.
Việc Thủ tướng Thongsing Thammavong chọn Việt Nam là nước thăm chính thức đầu tiên kể từ khi được cử giữ chức Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện Đảng nhân dân Cách mạng Lào, Chính phủ Lào và cá nhân Thủ tướng hết sức coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc tiếp tục tăng cường và phát triển mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt Việt-Lào.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị của Lào được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào không ngừng được tăng cường và củng cố. Lào tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước.
Đây cũng là thời điểm quan hệ Việt-Lào tiếp tục được củng cố vững chắc và ngày càng đi vào chiều sâu. Hai bên duy trì thường xuyên các cơ chế họp thường niên Ủy ban liên Chính phủ, trao đổi các đoàn cấp cao.
Nằm ở trung tâm Tiểu vùng Mekong (GMS), thuộc khu vực Đông Nam Á, Lào có đường biên giới giáp với 5 nước, trong đó đường biên giới dài nhất là với Việt Nam (hơn 2.000km) và đi qua 10 trong số 17 tỉnh của Lào. Đất nước Triệu voi có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, trong đó có một số loại khoáng sản quý đã và đang được khai thác như vàng, đồng đỏ, muối kali, đá granite, bauxite... Rừng cũng là một trong những thế mạnh của Lào.
Những năm qua, tình hình chính trị-xã hội của Lào cơ bản ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững; kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng (GDP năm 2010 đạt 7,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 986 USD). Mục tiêu phấn đấu của Lào là đến năm 2020 sẽ ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần so với hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt Đại sứ quán ở 25 nước, 5 Tổng Lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở New York và Geneve và có quan hệ với gần 100 chính đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế.
Trong thời gian qua, thế giới biết đến đất nước Lào nhiều hơn thông qua việc Lào đã đăng cai tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn (ASEAN 10, SOM ASEAN, SOM ARF, AMM, AIPA 26, ACMEC, SEA Games 25…
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chủ trương tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
Cùng với những thành tựu quan trọng đạt được ở mỗi nước, sự gắn bó, tin cậy giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào tiếp tục được tăng cường trong thời gian qua. Sự hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp của hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng.
Hợp tác giáo dục, đào tạo là một trong những điểm nhấn trong hợp tác chung của tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào anh em. Đã có nhiều thế hệ học sinh Lào học tập tại Việt Nam và trở thành những nhịp cầu nối, làm sâu đậm hơn tình cảm hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Mỗi năm Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Hiện hai nước đang phối hợp để sớm hoàn thiện đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020.”
Hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, văn hóa-thể thao-du lịch… đạt hiệu quả cao. Về hợp tác đầu tư, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn gần 2,8 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai nước tăng hàng năm.
Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 490 triệu USD. Hai bên có tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, trồng và chế biến cây công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính-viễn thông, thăm dò dầu khí, hàng không, du lịch…
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam và Lào luôn tích cực trao đổi thông tin và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, hoạt động tại các tổ chức và các diễn đàn đa phương ASEAN, ASEM+3, AIPA, ACMECS, Liên hợp quốc, Tổ chức Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết; phối hợp triển khai kế hoạch tổng thể về Tam giác phát triển (CLV), hợp tác trong khuôn khổ ACMEC, hợp tác thực hiện dự án hành lang Đông-Tây, hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng v.v…
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thongsing Thammavong, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ thông báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước trong thời gian gần đây, đồng thời tiếp tục trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ song phương, các vấn đề khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)