Chiều 24/3 tại thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi và Ban liên lạc quân tình nguyện Việt-Lào tổ chức khánh thành Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào.
Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào được làm bằng đá tự nhiên cao 1,6m, rộng 1m đặt trên bệ rộng hơn 40m2 và được bảo vệ bằng mái che bằng bêtông lợp ngói với tổng kinh phí đầu tư hơn 100 triệu đồng do cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt-Lào đóng góp và hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi.
Cách đây 62 năm, trước yêu cầu giúp đỡ của nước bạn Lào nhằm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp là của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung bộ đã chỉ đạo Liên khu 5 tổ chức lực lượng quân tình nguyện Việt Nam đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và vùng Đông Bắc Campuchia.
Ngày 19/8/1948 tại thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), đại diện Chính phủ ở miền Nam Trung bộ và liên khu 5 đã tổ chức lễ xuất quân đưa 3 đại đội là cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đi làm nhiệm vụ quốc tế.
Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào không chỉ ghi lại sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến của quân và dân Liên khu 5 mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc trong quan hệ Việt-Lào. Đây còn là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục về tinh thần quốc tế, về tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng giữa hai nước Việt-Lào.
Trong thư gửi Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tại lễ khánh thành Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào, ông Saman Vinhaket, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Trưởng ban công tác tư tưởng lý luận và văn hóa của Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đời đời ghi nhớ công lao to lớn, vô tư, trong sáng của cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Lào trong các cuộc kháng chiến cứu nước.
Việc khánh thành Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai dân tộc./.
Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào được làm bằng đá tự nhiên cao 1,6m, rộng 1m đặt trên bệ rộng hơn 40m2 và được bảo vệ bằng mái che bằng bêtông lợp ngói với tổng kinh phí đầu tư hơn 100 triệu đồng do cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt-Lào đóng góp và hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi.
Cách đây 62 năm, trước yêu cầu giúp đỡ của nước bạn Lào nhằm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp là của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung bộ đã chỉ đạo Liên khu 5 tổ chức lực lượng quân tình nguyện Việt Nam đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và vùng Đông Bắc Campuchia.
Ngày 19/8/1948 tại thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), đại diện Chính phủ ở miền Nam Trung bộ và liên khu 5 đã tổ chức lễ xuất quân đưa 3 đại đội là cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đi làm nhiệm vụ quốc tế.
Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào không chỉ ghi lại sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến của quân và dân Liên khu 5 mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc trong quan hệ Việt-Lào. Đây còn là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục về tinh thần quốc tế, về tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng giữa hai nước Việt-Lào.
Trong thư gửi Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tại lễ khánh thành Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào, ông Saman Vinhaket, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Trưởng ban công tác tư tưởng lý luận và văn hóa của Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đời đời ghi nhớ công lao to lớn, vô tư, trong sáng của cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Lào trong các cuộc kháng chiến cứu nước.
Việc khánh thành Bia di tích quân tình nguyện Việt-Lào góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai dân tộc./.
Đoàn Hữu Trung (Vietnam+)