Với chênh lệch GDP giữa các nước thuộc nhóm 6 (Indonesia, Brunei, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines) và 4 nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) lên tới 80-90 lần; thu nhập bình quân đầu người từ 17-50 lần, khoảng cách phát triển ngày càng lớn giữa các nước thành viên đang là trở ngại hàng đầu đối với tương lai phát triển của ASEAN.
Bất ổn từ chênh lệch khoảng cách
Tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong các năm qua, nhưng nguy cơ khoảng cách phát triển ngày càng doãng ra vẫn luôn là trở ngại hàng đầu đối với tương lai phát triển của ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế của ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.”
Phân tích của Bộ Công Thương cho thấy bên cạnh khoảng cách quá lớn về GDP (Indonesia đạt 546 tỷ USD; Thái Lan, Malaysia, Singapore đạt khoảng 200 tỷ USD; Việt Nam là 91 tỷ USD; Lào, Myanmar, Campuchia dưới 18 tỷ USD), quy mô thị trường và cấu trúc của các ngành kinh tế trong các nước ASEAN cũng khác biệt và chênh lệch rất lớn.
Về thương mại, Singapore là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất là 516 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN; Thái Lan chiếm 18,6%, Malaysia chiếm 18,3%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là gần 23 tỷ USD chiếm khoảng 1,47% và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ba nước Lào, Myanmar, Campuchia chỉ đạt 2,2%.
Thêm vào đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng cũng thể hiện rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa nhóm 6 và nhóm CLMV. Từ năm 2007, Singapore và Thái Lan đã có hệ thống đường trải nhựa với tỷ lệ gần 100%, Malaysia 78%. Còn Campuchia, Lào và Việt Nam thì đến năm 2009 vẫn chỉ trên 20%. Nhóm CLMV cũng thiếu kết cấu hạ tầng "mềm" (công nghệ thông tin, viễn thông và hệ thống ITC) là điều kiện tối cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Giải pháp phải mạnh mẽ và cụ thể hơn
Chênh lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Trong khi đó, các nước ASEAN đang tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thời hạn để xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 đang đến rất gần và mối lo ngại thường trực, lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo cao nhất của 10 nước thành viên hiện vẫn là sự tụt hậu của các nước trong nhóm CLVM so với 6 nước còn lại. “Chính sự chênh lệch này sẽ làm cho ngôi nhà chung ASEAN bị chia cắt và không thể bền vững.” - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan nhấn mạnh.
Chính vì vậy, tìm ra giải pháp hiệu quả, cụ thể để có thể kết nối hai đầu khoảng cách phát triển chính là nhiệm vụ trọng tâm của ASEAN trong năm 2010. Theo ông Surin Pitsuwan, hiện các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đều cho rằng tăng cường hợp tác nội khối mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời mở rộng hợp tác với các đối tác phát triển hùng mạnh trên thế giới và có thiện chí mong muốn các nước ASEAN hội nhập thành công vào khu vực và thế giới.
Năm 2009, kim ngạch thương mại toàn khối ASEAN đạt trên 1.500 tỷ USD, nhưng điều đáng quan tâm là tỷ trọng thương mại nội khối chỉ chiếm 20% trong tổng số; còn lại là thương mại với bên ngoài. Vì vậy, các nước trong khối ASEAN; nhất là các nước CLMV cần tận dụng hết tiềm năng hợp tác nội khối (dựa trên các Hiệp định đã ký về tự do thương mại, cam kết dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật, thuế…) để tăng kim ngạch thương mại, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước trong ASEAN. Khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế trong thương mại nội khốí, tỷ trọng thương mại nội khối trong ASEAN sẽ có thể đạt trên 30% vào năm 2015.
Với Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI) nhằm hỗ trợ các nước CLMV, các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Australia đang tài trợ chương trình thực tập của các cán bộ ngoại giao trẻ tại Ban Thư ký ASEAN, hỗ trợ trang thiết bị cho các thành viên Ban Thư ký ASEAN đến từ các quốc gia CLMV, lập Quỹ hội nhập ASEAN (JAIF) và thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Với hơn 200 dự án đang được thực hiện (trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ) tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, các nước CLMV đã đạt được kết quả khá rõ trong xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.
Bên cạnh đó, 6 nước ASEAN phát triển cũng dành riêng cho nhóm CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP); tài trợ các khóa đào tạo về quản lý, kinh tế, thương mại, xúc tiến đầu tư, công nghệ thông tin, tiếng Anh và cấp học bổng sau đại học, mở Trung tâm đào tạo tại CLMV và cử chuyên gia hỗ trợ.
Lựa chọn cho Việt Nam
Sự trợ giúp từ bên ngoài chỉ là các nhân tố nhằm tạo dựng một môi trường thuận lợi cho hợp tác và phát triển kinh tế. Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu 4 nước CLMV nỗ lực cao tìm đúng hướng đi trên cơ sở tận dụng lợi thế, phù hợp với quy mô và cấu trúc của chính nền kinh tế mỗi nước.
Theo Bộ Công Thương, Đông Á là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 30 tỷ USD, tương đương 48% tổng kim ngạch xuất khẩu; và cũng là khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quan trọng cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế những năm qua và trong thời gian tới.
Kịch bản nghiên cứu của các chuyên gia ASEAN về tác động của Khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm tương ứng 1,6 và 1,61%. Thậm chí, với kịch bản kết hợp giữa tự do hóa và thúc đẩy hợp tác và tạo thuận lợi cho thương mại, EAFTA và CEPEA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm tương ứng 10,79% và 11,04% và là mức tăng trưởng khả quan nhất trong số tất cả các nước ASEAN và 6 nước Đông Á.
Theo nhiều chuyên gia, cùng với sự tận dụng triệt để các ưu đãi dựa trên các Hiệp định Thương mại tự do của ASEAN đã ký với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam cần tận dụng cả lợi thế quan trọng khác là các ưu đãi riêng của Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác để tìm ra “con đường thuận lợi nhất” bứt phá, thu hẹp dần khoảng cách phát triển./.
Bất ổn từ chênh lệch khoảng cách
Tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong các năm qua, nhưng nguy cơ khoảng cách phát triển ngày càng doãng ra vẫn luôn là trở ngại hàng đầu đối với tương lai phát triển của ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế của ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.”
Phân tích của Bộ Công Thương cho thấy bên cạnh khoảng cách quá lớn về GDP (Indonesia đạt 546 tỷ USD; Thái Lan, Malaysia, Singapore đạt khoảng 200 tỷ USD; Việt Nam là 91 tỷ USD; Lào, Myanmar, Campuchia dưới 18 tỷ USD), quy mô thị trường và cấu trúc của các ngành kinh tế trong các nước ASEAN cũng khác biệt và chênh lệch rất lớn.
Về thương mại, Singapore là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất là 516 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN; Thái Lan chiếm 18,6%, Malaysia chiếm 18,3%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là gần 23 tỷ USD chiếm khoảng 1,47% và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ba nước Lào, Myanmar, Campuchia chỉ đạt 2,2%.
Thêm vào đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng cũng thể hiện rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa nhóm 6 và nhóm CLMV. Từ năm 2007, Singapore và Thái Lan đã có hệ thống đường trải nhựa với tỷ lệ gần 100%, Malaysia 78%. Còn Campuchia, Lào và Việt Nam thì đến năm 2009 vẫn chỉ trên 20%. Nhóm CLMV cũng thiếu kết cấu hạ tầng "mềm" (công nghệ thông tin, viễn thông và hệ thống ITC) là điều kiện tối cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Giải pháp phải mạnh mẽ và cụ thể hơn
Chênh lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Trong khi đó, các nước ASEAN đang tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thời hạn để xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 đang đến rất gần và mối lo ngại thường trực, lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo cao nhất của 10 nước thành viên hiện vẫn là sự tụt hậu của các nước trong nhóm CLVM so với 6 nước còn lại. “Chính sự chênh lệch này sẽ làm cho ngôi nhà chung ASEAN bị chia cắt và không thể bền vững.” - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan nhấn mạnh.
Chính vì vậy, tìm ra giải pháp hiệu quả, cụ thể để có thể kết nối hai đầu khoảng cách phát triển chính là nhiệm vụ trọng tâm của ASEAN trong năm 2010. Theo ông Surin Pitsuwan, hiện các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đều cho rằng tăng cường hợp tác nội khối mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời mở rộng hợp tác với các đối tác phát triển hùng mạnh trên thế giới và có thiện chí mong muốn các nước ASEAN hội nhập thành công vào khu vực và thế giới.
Năm 2009, kim ngạch thương mại toàn khối ASEAN đạt trên 1.500 tỷ USD, nhưng điều đáng quan tâm là tỷ trọng thương mại nội khối chỉ chiếm 20% trong tổng số; còn lại là thương mại với bên ngoài. Vì vậy, các nước trong khối ASEAN; nhất là các nước CLMV cần tận dụng hết tiềm năng hợp tác nội khối (dựa trên các Hiệp định đã ký về tự do thương mại, cam kết dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật, thuế…) để tăng kim ngạch thương mại, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước trong ASEAN. Khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế trong thương mại nội khốí, tỷ trọng thương mại nội khối trong ASEAN sẽ có thể đạt trên 30% vào năm 2015.
Với Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI) nhằm hỗ trợ các nước CLMV, các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Australia đang tài trợ chương trình thực tập của các cán bộ ngoại giao trẻ tại Ban Thư ký ASEAN, hỗ trợ trang thiết bị cho các thành viên Ban Thư ký ASEAN đến từ các quốc gia CLMV, lập Quỹ hội nhập ASEAN (JAIF) và thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Với hơn 200 dự án đang được thực hiện (trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ) tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, các nước CLMV đã đạt được kết quả khá rõ trong xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.
Bên cạnh đó, 6 nước ASEAN phát triển cũng dành riêng cho nhóm CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP); tài trợ các khóa đào tạo về quản lý, kinh tế, thương mại, xúc tiến đầu tư, công nghệ thông tin, tiếng Anh và cấp học bổng sau đại học, mở Trung tâm đào tạo tại CLMV và cử chuyên gia hỗ trợ.
Lựa chọn cho Việt Nam
Sự trợ giúp từ bên ngoài chỉ là các nhân tố nhằm tạo dựng một môi trường thuận lợi cho hợp tác và phát triển kinh tế. Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu 4 nước CLMV nỗ lực cao tìm đúng hướng đi trên cơ sở tận dụng lợi thế, phù hợp với quy mô và cấu trúc của chính nền kinh tế mỗi nước.
Theo Bộ Công Thương, Đông Á là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 30 tỷ USD, tương đương 48% tổng kim ngạch xuất khẩu; và cũng là khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quan trọng cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế những năm qua và trong thời gian tới.
Kịch bản nghiên cứu của các chuyên gia ASEAN về tác động của Khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm tương ứng 1,6 và 1,61%. Thậm chí, với kịch bản kết hợp giữa tự do hóa và thúc đẩy hợp tác và tạo thuận lợi cho thương mại, EAFTA và CEPEA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm tương ứng 10,79% và 11,04% và là mức tăng trưởng khả quan nhất trong số tất cả các nước ASEAN và 6 nước Đông Á.
Theo nhiều chuyên gia, cùng với sự tận dụng triệt để các ưu đãi dựa trên các Hiệp định Thương mại tự do của ASEAN đã ký với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam cần tận dụng cả lợi thế quan trọng khác là các ưu đãi riêng của Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác để tìm ra “con đường thuận lợi nhất” bứt phá, thu hẹp dần khoảng cách phát triển./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)