Ngày 27/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công các dự án thành phần thuộc Khu Trung tâm công nghệ sinh học của thành phố tại quận 12 với quy mô 23 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 100 triệu USD.
Các dự án thành phần vừa được khởi công là dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án khu nghiên cứu và dự án khu nhà lưới - nhà kính nuôi cấy tế bào thực vật; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học thành phố cho biết: Khu Trung tâm công nghệ sinh học của thành phố bao gồm 12 phân khu như khu hành chính tổng hợp, khu nghiên cứu và sản xuất thử, khu nhà lưới nhà kính, khu thí nghiệm thực vật, vườn sinh vật cảnh, khu đào tạo và hợp tác quốc tế, khu xử lý chất thải….
Thành phố xác định xây dựng Trung tâm trở thành một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại có tầm cỡ khu vực với những nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xử lý môi trường, công nghệ thực phẩm và y dược học.
Trung tâm cũng là nơi tiếp nhận, triển khai các quy trình, kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và xử lý môi trường; đào tạo các kỹ thuật viên về công nghệ sinh học, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ sinh học.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, tuy điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn nhưng trong 7 năm qua, Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai 40 đề tài nghiên cứu công nghệ sinh học phục vụ cây trồng, thủy sản và y dược.
Một số kết quả nghiên cứu đã được sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa và đưa đến phục vụ nông dân như: sản xuất 150.000-200.000 cây con cấy mô các loại, tập trung cho hoa, cây cảnh; nghiên cứu thành công nhân giống cây sâm Ngọc Linh và có chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ cho tỉnh Quảng Nam; sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ canh tác cây trồng, phòng trừ sâu bệnh./.
Các dự án thành phần vừa được khởi công là dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án khu nghiên cứu và dự án khu nhà lưới - nhà kính nuôi cấy tế bào thực vật; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học thành phố cho biết: Khu Trung tâm công nghệ sinh học của thành phố bao gồm 12 phân khu như khu hành chính tổng hợp, khu nghiên cứu và sản xuất thử, khu nhà lưới nhà kính, khu thí nghiệm thực vật, vườn sinh vật cảnh, khu đào tạo và hợp tác quốc tế, khu xử lý chất thải….
Thành phố xác định xây dựng Trung tâm trở thành một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại có tầm cỡ khu vực với những nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xử lý môi trường, công nghệ thực phẩm và y dược học.
Trung tâm cũng là nơi tiếp nhận, triển khai các quy trình, kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và xử lý môi trường; đào tạo các kỹ thuật viên về công nghệ sinh học, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ sinh học.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, tuy điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn nhưng trong 7 năm qua, Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai 40 đề tài nghiên cứu công nghệ sinh học phục vụ cây trồng, thủy sản và y dược.
Một số kết quả nghiên cứu đã được sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa và đưa đến phục vụ nông dân như: sản xuất 150.000-200.000 cây con cấy mô các loại, tập trung cho hoa, cây cảnh; nghiên cứu thành công nhân giống cây sâm Ngọc Linh và có chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ cho tỉnh Quảng Nam; sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ canh tác cây trồng, phòng trừ sâu bệnh./.
Liên Phương (TTXVN)