Khởi nghĩa ở Hà Nội - sự kiện đặc biệt của Cách mạng tháng Tám 1945

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định, thúc đẩy Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước; đồng thời để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm rất quý báu.
Khởi nghĩa ở Hà Nội - sự kiện đặc biệt của Cách mạng tháng Tám 1945 ảnh 1Đánh chiếm Bắc Bộ Phủ - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội tháng 8/1945. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN)

Tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên đánh đổ ách thống trị của đế quốc phátxít và chính quyền bù nhìn tay sai, giành lại độc lập, tự do, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

Trong cuộc cách mạng “long trời, lở đất” ấy, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định, thúc đẩy Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước; đồng thời để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm rất quý báu.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám 1945 và Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết: “Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945) - Sự kiện đặc biệt trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945” của Đại tá, Tiến sỹ Vũ Tang Bồng, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật quân sự, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), không khí cách mạng ở Hà Nội càng thêm sôi sục. Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng quân sự chuẩn bị khởi nghĩa; đồng thời tổ chức phát động nhiều phong trào đấu tranh để rèn luyện, tập dượt quần chúng.

Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Trước tình hình chuyển biến mau lẹ, Xứ ủy Bắc Kỳ họp (tối 14 và ngày 15/8/1945) tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định tiến hành khởi nghĩa trong 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Riêng vấn đề khởi nghĩa ở Hà Nội cần được cân nhắc kỹ do còn hơn một vạn quân Nhật chiếm đóng trong thành phố. Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa) để tích cực chuẩn bị khởi nghĩa.

[Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945]

Thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội triệu tập Hội nghị quân sự bất thường (ngay tối 15/8/1945) tại Chùa Hà (Dịch Vọng) bàn về kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa.

Hội nghị nhận định tuy Chính phủ Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh nhưng quân Nhật ở Hà Nội còn đông (hơn 1 vạn tên), lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại. Chúng sẽ sẵn sàng nổ súng chống lại cách mạng khi bị đẩy vào tình thế nguy cấp.

Trong khi đó, về phía ta, tuy lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo nhưng lực lượng vũ trang tập trung còn mỏng (hơn 700 người), trang bị phần lớn là vũ khí thô sơ (chỉ có hơn 40 khẩu súng trường và một số súng ngắn), mới qua một vài lớp huấn luyện quân sự cấp tốc.

Từ nhận định trên, Hội nghị chủ trương tiếp tục tìm giải pháp phù hợp, cố gắng tránh xung đột vũ trang với quân đội Nhật; dự kiến phương pháp khởi nghĩa: lấy lực lượng vũ trang làm lực lượng xung kích đi đầu, huy động đông đảo lực lượng quần chúng cách mạng có vũ trang tham gia khởi nghĩa giành chính quyền; tiếp tục tăng cường tập hợp phát triển lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, trang bị thêm vũ khí, sẵn sàng đối phó với quân Nhật khi cần thiết.

Trong thời gian này, các đội xung kích của ta vẫn tích cực hoạt động. Tối 15/8/1945, đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở những rạp hát lớn trong thành phố. Ngày 16/8/1945, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim thân Nhật lung lay tận gốc rễ.

Nhưng chiều 17/8/1945, Tổng hội Viên chức tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Nhà hát lớn với mục đích ủng hộ chính phủ thân Nhật. Nắm bắt kế hoạch từ trước, Đảng bộ Hà Nội của Đảng Cộng sản Đông Dương đã bí mật huy động quần chúng trong các tổ chức cứu quốc ở nội, ngoại thành đến tham dự, biến cuộc mít tinh thân Nhật thành cuộc mít tinh ủng hộ ủng hộ Việt Minh, sau đó biến nó thành một cuộc biểu tình tuần hành qua các phố, có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, vừa hô vang các khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Minh,” “Đả đảo bù nhìn,” “Việt Nam hoàn toàn độc lập.”

Cuộc biểu tình tuần hành diễn ra sôi động, lôi kéo thêm hàng vạn quần chúng xuống đường với khí thế cách mạng chưa từng thấy. Quân đội Nhật “án binh bất động.”

Nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi, ngay tối 17/8/1945, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội quyết định phát động khởi nghĩa, bằng phương thức: huy động sức mạnh của quần chúng, lấy lực lượng chính trị quần chúng làm cơ bản, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt, tổ chức míttinh ở quảng trường Nhà hát lớn, sau đó chuyển thành tuần hành thị uy chiếm những cơ quan trọng yếu của chính phủ bù nhìn.

Các đội vũ trang là lực lượng xung kích của khởi nghĩa, đi đầu chiếm lấy các mục tiêu, đồng thời bố trí ở những vị trí cơ động để sẵn sàng chi viện cho nhau.

Để bảo đảm cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, không đổ máu, Thường vụ Xứ ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội chủ trương tiếp tục giữ quân đội Nhật trong trạng thái “án binh bất động”; do đó không đặt ra vấn đề tước vũ khí của quân Nhật, cũng không đánh chiếm những nơi có quân Nhật đang đóng giữ (Phủ Toàn quyền, Bộ Tổng tham mưu, thành Cửa Bắc, Ngân hàng Đông Dương...).

Trong trường hợp quân Nhật nổ súng, ta kiên quyết chống cự, chờ Giải phóng quân từ Việt Bắc về phối hợp chiến đấu. Thời gian khởi nghĩa được ấn định chính thức là ngày 19/8/1945.

Thực hiện mệnh lệnh phát ra, trong ngày 18/8/1945, không khí sửa soạn khởi nghĩa bao trùm khắp Hà Nội.

Đến sáng 19/8/1945, cả Thủ đô tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào tập trung kéo đến quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức.

Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền.

Cuộc míttinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế quần chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại.

Tối 19/8/1945, các cơ quan quan trọng của chính quyền bù nhìn tay sai tại Hà Nội đã về tay cách mạng, Việt Minh hoàn toàn làm chủ thành phố. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn. Sự kiện này có tác dụng cổ vũ lớn đối với phong trào cả nước, đặc biệt là ở Huế, Sài Gòn.

Như vậy, quán triệt đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi triệt để; đặc biệt là tránh cho lực lượng khởi nghĩa không phải đối đầu trực tiếp với quân Nhật và loại trừ được các lực lượng chính trị phản động khác nuôi mưu đồ đảo ngược tình thế.

Những ngày cuối tháng 8/1945, nhân dân Hà Nội nhiệt liệt chào đón Giải phóng quân cùng các cơ quan đầu não Trung ương Đảng, Chính phủ cách mạng lâm thời từ căn cứ Việt Bắc về, mở ra một cột mốc lịch sử mới của thời đại.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng chục vạn đồng bào tham dự míttinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Cũng từ đây, Hà Nội chính thức trở thành Thủ đô của nước Việt Nam mới, trở thành thành trì đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền non trẻ vừa giành được.

Nhìn lại chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo (1930), trực tiếp là cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, có thể khẳng định: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945) thực sự là một sự kiện rất đặc biệt. Bởi đây là thắng lợi “mẫu mực, tiêu biểu” của nghệ thuật lãnh đạo phát hiện, chớp đúng thời cơ, với phương pháp cách mạng rất sáng tạo.

Quan trọng hơn, cuộc khởi nghĩa thắng lợi ấy đã có sức cổ vũ to lớn thúc đẩy phong trào cách mạng của cả nước phát triển; đồng thời cũng dựng lên một thành trì vững chắc để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng vừa giành được trong giai đoạn về sau./.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Trong ảnh: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Sài Gòn, tháng 9/1945. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Trong ảnh: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Sài Gòn, tháng 9/1945. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, trong đó tập trung chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trong ảnh: Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết giặc dốt - một trong các vấn đề cấp bách nhất của đất nước thời gian đó. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, trong đó tập trung chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trong ảnh: Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết giặc dốt - một trong các vấn đề cấp bách nhất của đất nước thời gian đó. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, trong đó tập trung xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân. Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, Chính phủ lâm thời lúc đó vẫn tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên vào ngày 6/1/1946. Trong ảnh: Ngày 12/1/1946, hàng vạn nhân dân Thủ đô mít tinh tại khu học xá Trung ương (nay là Đại học Bách Khoa Hà Nội) chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu vừa trúng cử vào Quốc hội khoá I. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, trong đó tập trung xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân. Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, Chính phủ lâm thời lúc đó vẫn tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên vào ngày 6/1/1946. Trong ảnh: Ngày 12/1/1946, hàng vạn nhân dân Thủ đô mít tinh tại khu học xá Trung ương (nay là Đại học Bách Khoa Hà Nội) chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu vừa trúng cử vào Quốc hội khoá I. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, trong đó nhiệm vụ quan trọng là bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên. Trong ảnh: Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946. Đến ngày 9/11/1946, Quốc hội Khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946, là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, trong đó nhiệm vụ quan trọng là bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên. Trong ảnh: Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946. Đến ngày 9/11/1946, Quốc hội Khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946, là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny ký Hiệp định Sơ bộ, tạm hoà hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny ký Hiệp định Sơ bộ, tạm hoà hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, trong đó có nhiệm vụ trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng tháng Tám, tiêu biểu là chiến công mang dấu ấn lịch sử của lực lượng An ninh phá vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu ngày 12/7/1946, đập tan cuộc đảo chính lật đổ chính quyền nhân dân do liên minh phản cách mạng Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp tiến hành. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, trong đó có nhiệm vụ trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng tháng Tám, tiêu biểu là chiến công mang dấu ấn lịch sử của lực lượng An ninh phá vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu ngày 12/7/1946, đập tan cuộc đảo chính lật đổ chính quyền nhân dân do liên minh phản cách mạng Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp tiến hành. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (11-19/2/1951) là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng, trong đó khẳng định đưa sự nghiệp kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (11-19/2/1951) là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng, trong đó khẳng định đưa sự nghiệp kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,' buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,' buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1955, toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Trong ảnh: Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1955, toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Trong ảnh: Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Từ cuối năm 1959, đầu năm 1960, phong trào Đồng Khởi lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kích và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào Đồng Khởi. Trong ảnh: Đội quân tóc dài tỉnh Bến Tre biểu tình phản đối đế quốc Mỹ trong phong trào Đồng Khởi. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Từ cuối năm 1959, đầu năm 1960, phong trào Đồng Khởi lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kích và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào Đồng Khởi. Trong ảnh: Đội quân tóc dài tỉnh Bến Tre biểu tình phản đối đế quốc Mỹ trong phong trào Đồng Khởi. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III, được tổ chức từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Nguồn: TTXVN)
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III, được tổ chức từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Nguồn: TTXVN)
Cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương miền Bắc là một phần rất quan trọng của cuộc chiến tranh nhân dân của cả nước chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ trong thời kỳ 1954 - 1975. Thắng lợi sau hai lần Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc đã chứng tỏ trên thực tế sức mạnh và tính bền vững của một hậu phương được tổ chức chặt chẽ và tinh thần quyết đánh, quyết thắng rất cao. Trong ảnh: Bắt sống phi công Mỹ trong chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất (1967). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương miền Bắc là một phần rất quan trọng của cuộc chiến tranh nhân dân của cả nước chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ trong thời kỳ 1954 - 1975. Thắng lợi sau hai lần Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc đã chứng tỏ trên thực tế sức mạnh và tính bền vững của một hậu phương được tổ chức chặt chẽ và tinh thần quyết đánh, quyết thắng rất cao. Trong ảnh: Bắt sống phi công Mỹ trong chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất (1967). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Con đường huyền thoại này là tuyến giao thông chiến lược, nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, là chiến trường diễn ra cuộc chiến đấu và đấu trí quyết liệt giữa ta và địch. Con đường vận tải chiến lược Trường Sơn trở thành biểu tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Con đường huyền thoại này là tuyến giao thông chiến lược, nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, là chiến trường diễn ra cuộc chiến đấu và đấu trí quyết liệt giữa ta và địch. Con đường vận tải chiến lược Trường Sơn trở thành biểu tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, làm thay đổi cục diện trên chiến trường miền Nam, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, làm thay đổi cục diện trên chiến trường miền Nam, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Giai đoạn 1954-1975 xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước, hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các phong trào không ngừng được đẩy mạnh; đã xuất hiện và nhân rộng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến nhằm tạo ra động lực mới trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước (Hà Nội, 11/7/1969). (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Giai đoạn 1954-1975 xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước, hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các phong trào không ngừng được đẩy mạnh; đã xuất hiện và nhân rộng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến nhằm tạo ra động lực mới trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước (Hà Nội, 11/7/1969). (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Giai đoạn 1954-1975, Đảng lãnh đạo miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống các cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. Trong ảnh: Nhà máy thủy điện Thác Bà khởi công xây dựng ngày 19/8/1964, đến ngày 19/5/1972 đã đưa vào vận hành cả 3 tổ máy. (Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN)
Giai đoạn 1954-1975, Đảng lãnh đạo miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống các cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. Trong ảnh: Nhà máy thủy điện Thác Bà khởi công xây dựng ngày 19/8/1964, đến ngày 19/5/1972 đã đưa vào vận hành cả 3 tổ máy. (Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN)
Giai đoạn 1954-1975, Đảng lãnh đạo miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống các cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. Trong ảnh: Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, đánh bại hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/2973, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. (Nguồn: TTXVN)
Giai đoạn 1954-1975, Đảng lãnh đạo miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống các cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. Trong ảnh: Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, đánh bại hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/2973, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. (Nguồn: TTXVN)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Trong ảnh: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lập chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Nguồn: TTXVN)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Trong ảnh: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lập chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Nguồn: TTXVN)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Trong ảnh: Xe tăng của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, đánh dấu mốc lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Francoise Demulder/TTXVN)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Trong ảnh: Xe tăng của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, đánh dấu mốc lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Francoise Demulder/TTXVN)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Cử tri khu Ba Đình, Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất, ngày 25/4/1976. (Nguồn: TTXVN)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Cử tri khu Ba Đình, Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất, ngày 25/4/1976. (Nguồn: TTXVN)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Đoàn tàu Thống Nhất từ Thành phố Hồ Chí Minh tới ga Hà Nội ngày 4/1/1977 trước sự vui mừng của nhân dân Thủ đô. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Đoàn tàu Thống Nhất từ Thành phố Hồ Chí Minh tới ga Hà Nội ngày 4/1/1977 trước sự vui mừng của nhân dân Thủ đô. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong ảnh: Đại hội Mặt trận thống nhất Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 31/1-4/2/1977, hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong ảnh: Đại hội Mặt trận thống nhất Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 31/1-4/2/1977, hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế trong tình trạng bị bao vây, cấm vận. Trong ảnh: Năm 1978, quân và dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam trước sự xâm lược của tập đoàn phản động Pol Pot. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế trong tình trạng bị bao vây, cấm vận. Trong ảnh: Năm 1978, quân và dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam trước sự xâm lược của tập đoàn phản động Pol Pot. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; lại bị bao vây, cấm vận. Trong ảnh: Lực lượng công an nhân dân vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN)
Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; lại bị bao vây, cấm vận. Trong ảnh: Lực lượng công an nhân dân vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN)
Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975-1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Trong ảnh: Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới, tháng 12/1980. Với Hiến pháp năm 1980, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. (Nguồn: TTXVN)
Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975-1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Trong ảnh: Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới, tháng 12/1980. Với Hiến pháp năm 1980, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. (Nguồn: TTXVN)
Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975-1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới và cũng đạt được một số thành tựu với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống XHCN, đứng đầu là Liên Xô. Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại - công trình do Liên Xô giúp đỡ, chạy thử đồng bộ không tải tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đạt các thông số kỹ thuật (1983). (Ảnh: Cẩm Bình/TTXVN)
Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975-1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới và cũng đạt được một số thành tựu với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống XHCN, đứng đầu là Liên Xô. Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại - công trình do Liên Xô giúp đỡ, chạy thử đồng bộ không tải tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đạt các thông số kỹ thuật (1983). (Ảnh: Cẩm Bình/TTXVN)
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó khởi đầu về đường lối đối ngoại là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong ảnh: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười, sáng 6/11/1991 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại chuyến thăm này, hai nước tuyên bố khép lại quá khứ, mở ra tương lai, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. (Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN)
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó khởi đầu về đường lối đối ngoại là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong ảnh: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười, sáng 6/11/1991 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại chuyến thăm này, hai nước tuyên bố khép lại quá khứ, mở ra tương lai, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. (Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN)
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong ảnh: Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1992 (tháng 9/1992), đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam, với những giá trị chính trị-pháp lý và thực tiễn sâu sắc. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong ảnh: Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1992 (tháng 9/1992), đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam, với những giá trị chính trị-pháp lý và thực tiễn sâu sắc. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ hội nhập toàn diện của khu vực. 25 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật cho ASEAN, thể hiện rõ nét qua những hoạt động của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng, mở rộng quan hệ đối ngoại của Hiệp hội và xây dựng cách tiếp cận chung với các vấn đề khu vực và quốc tế. (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)
Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ hội nhập toàn diện của khu vực. 25 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật cho ASEAN, thể hiện rõ nét qua những hoạt động của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng, mở rộng quan hệ đối ngoại của Hiệp hội và xây dựng cách tiếp cận chung với các vấn đề khu vực và quốc tế. (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Trong ảnh: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trao các văn kiện về việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO cho Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, tại buổi lễ kết nạp Việt Nam vào WTO, ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ). Việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các thị trường thế giới, thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy thương mại, đầu tư và tự do hoá tài chính. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Trong ảnh: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trao các văn kiện về việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO cho Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, tại buổi lễ kết nạp Việt Nam vào WTO, ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ). Việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các thị trường thế giới, thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy thương mại, đầu tư và tự do hoá tài chính. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Những năm gần đây, thể thao Việt Nam ghi dấu ấn với thành tích ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Sự thành công này là thành quả từ các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, hỗ trợ cho thể thao Việt Nam nhiều năm qua, giúp thể thao nước nhà ngày càng vững bước trên các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Trong ảnh: Đội tuyển bóng đá Việt Nam lần đầu tiên đoạt chức vô địch AFF Cup 2008, 13 năm sau khi gia nhập ASEAN. (Nguồn: TTXVN)
Những năm gần đây, thể thao Việt Nam ghi dấu ấn với thành tích ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Sự thành công này là thành quả từ các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, hỗ trợ cho thể thao Việt Nam nhiều năm qua, giúp thể thao nước nhà ngày càng vững bước trên các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Trong ảnh: Đội tuyển bóng đá Việt Nam lần đầu tiên đoạt chức vô địch AFF Cup 2008, 13 năm sau khi gia nhập ASEAN. (Nguồn: TTXVN)
25 năm từ khi gia nhập ASEAN 28/7/1995, Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật cho ASEAN, thể hiện rõ nét qua những hoạt động của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng, mở rộng quan hệ đối ngoại của Hiệp hội và xây dựng cách tiếp cận chung với các vấn đề khu vực và quốc tế. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia). (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
25 năm từ khi gia nhập ASEAN 28/7/1995, Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật cho ASEAN, thể hiện rõ nét qua những hoạt động của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng, mở rộng quan hệ đối ngoại của Hiệp hội và xây dựng cách tiếp cận chung với các vấn đề khu vực và quốc tế. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia). (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển ngành chứng khoán, quy mô thị trường chứng khoán không ngừng tăng trưởng; hệ thống giao dịch, thanh toán hoạt động an toàn và hiện đại; số lượng nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài không ngừng được mở rộng; thị trường chứng khoán từng bước hội nhập sâu rộng vào thị trường vốn khu vực và toàn cầu. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển ngành chứng khoán, quy mô thị trường chứng khoán không ngừng tăng trưởng; hệ thống giao dịch, thanh toán hoạt động an toàn và hiện đại; số lượng nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài không ngừng được mở rộng; thị trường chứng khoán từng bước hội nhập sâu rộng vào thị trường vốn khu vực và toàn cầu. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Những năm gần đây, thể thao Việt Nam ghi dấu ấn với thành tích ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Sự thành công này là thành quả từ các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, hỗ trợ cho thể thao Việt Nam nhiều năm qua, giúp thể thao nước nhà ngày càng vững bước trên các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Trong ảnh: Xạ thủ quốc gia Hoàng Xuân Vinh thi đấu xuất sắc, giành HCV, HCB và phá kỷ lục nội dung 10m bắn súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội Olympic tổ chức tại Brazil năm 2016. (Nguồn: TTXVN)
Những năm gần đây, thể thao Việt Nam ghi dấu ấn với thành tích ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Sự thành công này là thành quả từ các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, hỗ trợ cho thể thao Việt Nam nhiều năm qua, giúp thể thao nước nhà ngày càng vững bước trên các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Trong ảnh: Xạ thủ quốc gia Hoàng Xuân Vinh thi đấu xuất sắc, giành HCV, HCB và phá kỷ lục nội dung 10m bắn súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội Olympic tổ chức tại Brazil năm 2016. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 12/7/1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. 25 năm qua, quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù trong chiến tranh này trở nên ngày càng tốt đẹp và phát triển mạnh mẽ. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ngày 7/7/2015, tại Nhà Trắng ở Thủ đô Washington D.C, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6-10/7/2015. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Ngày 12/7/1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. 25 năm qua, quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù trong chiến tranh này trở nên ngày càng tốt đẹp và phát triển mạnh mẽ. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ngày 7/7/2015, tại Nhà Trắng ở Thủ đô Washington D.C, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6-10/7/2015. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Trong ảnh: Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực tham gia đàm phán và ký kết. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Trong ảnh: Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực tham gia đàm phán và ký kết. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngành Y tế đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm, bảo hiểm y tế, năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ đều có bước phát triển; nhiều thành tựu y tế của Việt Nam mang tầm vóc thế giới. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Ngành Y tế đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm, bảo hiểm y tế, năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ đều có bước phát triển; nhiều thành tựu y tế của Việt Nam mang tầm vóc thế giới. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Hơn 30 năm đổi mới, từ chỗ là nước thiếu gạo, phải nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Hơn 30 năm đổi mới, từ chỗ là nước thiếu gạo, phải nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Hệ thống giáo dục quốc dân từng bước được củng cố và sắp xếp lại, bước đầu xây dựng xã hội học tập và tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời. Chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao. Học sinh Việt Nam liên tục tham dự và đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế. (Nguồn: TTXVN phát)
Hệ thống giáo dục quốc dân từng bước được củng cố và sắp xếp lại, bước đầu xây dựng xã hội học tập và tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời. Chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao. Học sinh Việt Nam liên tục tham dự và đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế. (Nguồn: TTXVN phát)
Hơn 30 năm đổi mới, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Hơn 30 năm đổi mới, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Qua hơn 30 năm đổi mới, an ninh quốc gia được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững độc lập, tự chủ, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Trong ảnh: Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động luôn phát huy truyền thống Anh hùng vẻ vang, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh vũ trang chiến đấu, xứng đáng là lá chắn thép bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Qua hơn 30 năm đổi mới, an ninh quốc gia được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững độc lập, tự chủ, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Trong ảnh: Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động luôn phát huy truyền thống Anh hùng vẻ vang, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh vũ trang chiến đấu, xứng đáng là lá chắn thép bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới với bờ biển dài hơn 3.000km, kinh tế năng động và văn hóa đa sắc màu. Trong ảnh: Hà Nội - thành phố Vì hòa bình là điểm đến không thể thiếu của du khách quốc tế khi tới Việt Nam. (Ảnh: Diệu Anh/TTXVN)
Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới với bờ biển dài hơn 3.000km, kinh tế năng động và văn hóa đa sắc màu. Trong ảnh: Hà Nội - thành phố Vì hòa bình là điểm đến không thể thiếu của du khách quốc tế khi tới Việt Nam. (Ảnh: Diệu Anh/TTXVN)
Để bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới hiện nay, việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại. Trong ảnh: Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân với các tàu ngầm lớp kilo 636 hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Để bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới hiện nay, việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại. Trong ảnh: Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân với các tàu ngầm lớp kilo 636 hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Việc ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chiều 30/6/2019, tại Hà Nội đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU, phù hợp với định hướng phát triển vì sự thịnh vượng chung của 2 nền kinh tế, thể hiện sự ghi nhận và coi trọng của EU đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế với tư cách là một nền kinh tế năng động, sẵn sàng cải cách để hội nhập. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Việc ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chiều 30/6/2019, tại Hà Nội đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU, phù hợp với định hướng phát triển vì sự thịnh vượng chung của 2 nền kinh tế, thể hiện sự ghi nhận và coi trọng của EU đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế với tư cách là một nền kinh tế năng động, sẵn sàng cải cách để hội nhập. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn về đối ngoại và hội nhập quốc tế, trong đó nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế đã được tổ chức thành công tại Việt Nam liên tục những năm qua, chứng minh khả năng và khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong ảnh: Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội, ngày 28-29/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn về đối ngoại và hội nhập quốc tế, trong đó nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế đã được tổ chức thành công tại Việt Nam liên tục những năm qua, chứng minh khả năng và khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong ảnh: Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội, ngày 28-29/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 74 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã vượt mọi gian nan, thử thách, hy sinh, mất mát để bảo vệ nền độc lập, vừa xây dựng vừa chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách lưu danh sử sách để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đó là hiện thân sinh động, là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của chân lý độc lập dân tộc, tính tự tôn và tự cường dân tộc, làm chủ vận mệnh của chính mình dưới ánh sáng chân lý bất diệt: Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Nguồn: TTXVN)
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 74 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã vượt mọi gian nan, thử thách, hy sinh, mất mát để bảo vệ nền độc lập, vừa xây dựng vừa chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách lưu danh sử sách để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đó là hiện thân sinh động, là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của chân lý độc lập dân tộc, tính tự tôn và tự cường dân tộc, làm chủ vận mệnh của chính mình dưới ánh sáng chân lý bất diệt: Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Nguồn: TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục