Ngày 30/1, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde khẳng định khôi phục lòng tin đóng vai trò quyết định trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu hiện nay.
Trong cuộc thảo luận chung về hiện trạng kinh tế toàn cầu với nhiều nhà lãnh đạo các định chế tài chính toàn cầu, bà Lagarde nhấn mạnh lòng tin chỉ và phải đến từ các hành động mang tính quyết định của chính phủ các nước.
Không nền kinh tế nào được miễn dịch với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó khôi phục lòng tin nhanh chóng trong các nền kinh tế mỗi nước và toàn cầu có vai trò quyết định góp phần cải tổ hệ thống tài chính thế giới và phục hồi các nền kinh tế ốm yếu.
Để phục hồi lòng tin, bà Lagarde nêu rõ ba nhóm nước chính gồm nhóm nước không có lựa chọn nào khác ngoài điều chỉnh mức nợ và chi tiêu hiện nay, nhóm nước có khả năng linh hoạt, nhóm nước có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nữa và vì vậy có trách nhiệm hỗ trợ các nền kinh tế khác.
Khu vực đồng euro có thể rơi vào suy thoái nhẹ và tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo vẫn trì trệ ở mức 1,2% trong năm 2012. Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cần điều chỉnh thâm hụt ngân sách khổng lồ, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi cần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Tổng Giám đốc IMF khẳng định không có giải pháp phục hồi lòng tin nào thích hợp với mọi nền kinh tế vì không có giải pháp đặc thù nào có thể được điều chỉnh để phù hợp với những đặc thù của một nước khác.
IMF không ủng hộ quan điểm cho rằng các nền kinh tế cần đồng loạt thực hiện các biện pháp củng cố tài chính mà không có sự khác biệt.
Để khôi phục lòng tin nhanh hơn, các nước khu vực đồng ơrô cần có "bức tường lửa" mạnh để bảo vệ các nước thành viên. "Bức tường lửa" cần đơn giản, rõ ràng và đủ mạnh để ngăn chặn các tác động xấu lây lan và tạo được lòng tin để đảm bảo các nhu cầu tài chính của khu vực kinh tế này được đáp ứng trong bối cảnh tăng trưởng trì trệ và năng lực cạnh tranh giảm.
Bà Lagarde khẳng định IMF sẽ tăng các nguồn tài chính đủ mạnh để giúp các nước khôi phục lòng tin. Nguồn lực này không chỉ hỗ trợ khu vực đồng euro đang có nguy cơ rơi trở lại suy thoái mà còn hỗ trợ các nền kinh tế nghèo và đang phát triển./.
Trong cuộc thảo luận chung về hiện trạng kinh tế toàn cầu với nhiều nhà lãnh đạo các định chế tài chính toàn cầu, bà Lagarde nhấn mạnh lòng tin chỉ và phải đến từ các hành động mang tính quyết định của chính phủ các nước.
Không nền kinh tế nào được miễn dịch với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó khôi phục lòng tin nhanh chóng trong các nền kinh tế mỗi nước và toàn cầu có vai trò quyết định góp phần cải tổ hệ thống tài chính thế giới và phục hồi các nền kinh tế ốm yếu.
Để phục hồi lòng tin, bà Lagarde nêu rõ ba nhóm nước chính gồm nhóm nước không có lựa chọn nào khác ngoài điều chỉnh mức nợ và chi tiêu hiện nay, nhóm nước có khả năng linh hoạt, nhóm nước có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nữa và vì vậy có trách nhiệm hỗ trợ các nền kinh tế khác.
Khu vực đồng euro có thể rơi vào suy thoái nhẹ và tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo vẫn trì trệ ở mức 1,2% trong năm 2012. Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cần điều chỉnh thâm hụt ngân sách khổng lồ, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi cần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Tổng Giám đốc IMF khẳng định không có giải pháp phục hồi lòng tin nào thích hợp với mọi nền kinh tế vì không có giải pháp đặc thù nào có thể được điều chỉnh để phù hợp với những đặc thù của một nước khác.
IMF không ủng hộ quan điểm cho rằng các nền kinh tế cần đồng loạt thực hiện các biện pháp củng cố tài chính mà không có sự khác biệt.
Để khôi phục lòng tin nhanh hơn, các nước khu vực đồng ơrô cần có "bức tường lửa" mạnh để bảo vệ các nước thành viên. "Bức tường lửa" cần đơn giản, rõ ràng và đủ mạnh để ngăn chặn các tác động xấu lây lan và tạo được lòng tin để đảm bảo các nhu cầu tài chính của khu vực kinh tế này được đáp ứng trong bối cảnh tăng trưởng trì trệ và năng lực cạnh tranh giảm.
Bà Lagarde khẳng định IMF sẽ tăng các nguồn tài chính đủ mạnh để giúp các nước khôi phục lòng tin. Nguồn lực này không chỉ hỗ trợ khu vực đồng euro đang có nguy cơ rơi trở lại suy thoái mà còn hỗ trợ các nền kinh tế nghèo và đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)