Mấy ngày nay, Hà Nội rét “cắt da, cắt thịt” vậy mà bà Lê Thị Hảo (Ngô Gia Tự, Hà Nội) lại vã cả mồ hôi. Nguyên do, các con đi làm vắng nên mình bà phải chạy lên, chạy xuống tới 4 tầng lầu lau chùi, quét dọn và phục vụ mấy chú thợ xây đang sửa nhà cho mình.
Nhân dịp xuân về, nhiều gia đình thường có thói quen làm mới lại nhà của mình. Tuy nhiên phải đợi đến sát Tết nhiều nhà mới đưa ra quyết định và chính sự vội vàng, cập rập đó đã khiến họ gặp không ít những chuyện lo lắng và mệt mỏi.
Lận đận tìm thợ
Căn nhà bốn tầng của bà Hảo bị mốc hết, nguyên nhân là do hệ thống nước bị hỏng, rò rỉ, thấm vào tường. Bà có ý định sửa nhà và sơn bả lại từ đầu mùa đông nhưng anh con trai bận việc nên lần chần mãi vẫn chưa thuê người đến sửa.
Sốt ruột, bà Hảo tự đi quanh khu nhà, hỏi thợ của mấy nhà đang xây dựng có rảnh đến sửa nhà giúp bà. Song đi đến đâu cũng nhận được câu trả lời của các chủ thầu rằng họ đang làm dở đến vài công trình nên không thể nhận thêm việc được nữa.
Cuối cùng, người cháu họ của bà Hảo cũng giới thiệu một nhóm thợ tranh thủ rảnh lúc nhà chủ đang đổ trần, có thể đến sửa nhà cho bà. Nhưng vì giáp Tết nên họ đòi công gấp rưỡi mức thông thường.
Vì thời gian cũng gấp và muốn sửa cho xong để có căn nhà khang trang đón năm mới, bà Hảo đành chấp nhận mức giá nhóm thợ đưa ra.
“Nếu không sửa được nhà, năm mới khách khứa đến chơi nhìn tường mốc meo, đen thui thì xấu hổ. Tôi thấy, mình cần họ là nhiều, chứ còn mấy tuần nữa là Tết thợ xây thiếu gì việc, vậy đắt mấy tôi cũng làm,” bà Hảo tâm sự.
Chung tâm trạng của bà Hảo, chị Hoàng Thu Hoa (Đống Đa, Hà Nội) cũng muốn sang sửa nhà trước Tết đồng thời đón chồng đi công tác nước ngoài về. Tiện người hàng xóm đang xây nhà, chị nhờ luôn mấy thợ xây dựng ở đó giới thiệu, nhưng hỏi đến đâu cũng bị từ chối.
Cuối cùng nhóm thợ nhà hàng xóm mặc cả với chị: “Chúng cháu nhận sửa nhà giúp cho cô, nhưng phải sau giờ làm ở đây, nghĩa là từ lúc 19 giờ đến 23 giờ hàng ngày”.
Chị Hoa bàn với cô con gái: “Thôi thế cũng được, hai mẹ con chịu khổ vài ngày có nhà đẹp đón bố là vui rồi.”
Cũng ở vào tình trạng thiếu thợ, song anh Trần Khánh Tuyền (Long Biên, Hà Nội) lại rơi vào hoàn cảnh khác. Xây căn nhà 4 tầng diện tích sàn có 32m2 mà tới ba tháng nay căn nhà vẫn chưa thể chuyển sang giai đoạn hoàn thiện nội thất.
Nguyên nhân, do hai vợ chồng anh chị bận rộn công việc cơ quan, do vậy đã khoán công việc xây dựng nhà cho cậu em họ là chủ thầu. Ban đầu, anh chị thấy có tới 5, 7 thợ làm việc mỗi ngày, xong gần đây thỉ chỉ còn có 2 thợ.
Hỏi sao ít thợ vậy, thì cậu em họ cứ ậm ờ, thợ bận làm công trình khác một hai buổi, sau đó họ sẽ quay về đây ngay.
Nghe cậu em nói vậy cũng yên tâm, nhưng đến tận khi công trình kéo dài lâu ngày, sốt ruột anh chị theo dõi hóa ra thằng em nhận một lúc nhiều công trình, nên phải san thợ đi khắp nơi, mỗi ngày chỉ có 2, 3 người thợ làm nhà cho anh chị.
“Tức quá là tức, bà xã mình làm rùm beng lên. Ba tuần nữa là Tết, còn bao nhiêu việc dở dang. Người ta kiêng xây nhà kéo dài đến hai năm, mà thằng em nó dây dưa thế này có khổ không chứ,” anh Tuyền than thở.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Đông (An Khánh, Hà Nội), chủ thầu một nhóm xây dựng than phiền, thường các gia chủ sửa nhà cứ đợi đến giáp ngày mới làm. Xây mới thì đơn giản, chứ sửa chữa rất vất vả. Nhiều nhà, mới đầu định chỉ làm một việc nhưng sau lại phát sinh ra rất nhiều vấn đề, chạy theo yêu cầu của chủ nhà cánh thợ xây cũng đủ chết mệt, chưa kể áp lực về tiến độ.
“Cuối năm bận, thật lòng tôi không muốn nhận các công việc sửa nhà, nhưng vì toàn chỗ quen biết thân tình nên đành phải nhận, hơn nữa cũng là để cho anh em làm kiếm thêm chút tiền Tết. Nhưng phải nói áp lực lắm, thợ chạy từ chỗ này sang chỗ kia, những khi công trình có vấn đề gì xảy ra, không thể kiểm soát nổi,” chủ thầu này thừa nhận.
Sợ đến nhớ đời
Chỉ nhu cầu đơn giản, nhà chị Hoa lát lại đá và thay mới thiết bị của phòng vệ sinh, xây thêm bức một bức tường ngăn đồng thời sơn lại màu tường nhà mà tới năm ngày nay vẫn chưa xong.
Chiều tối, ba người thợ sang làm cho nhà chị. Mặc dù đã làm cuốn chiếu, nhưng nhà cửa lúc nào cũng bụi mù mịt. Hôm nào cũng vậy, đợi những người thợ ra về, hai mẹ con lại chị lại lao vào dọn dẹp, phải 12 giờ đêm mới được ngơi tay.
Chị Hoa bức xúc nói, “Họ đến làm cho còn đỡ, có hôm công trình của họ có việc làm buổi tối, họ sợ chủ thầu lại khất lần với mình, cứ đà này một tuần nữa nhà tôi chưa chắc xong. Gạch, xi măng, cát chất đầy giữa nhà, có hai chiếc xe máy ngày nào cũng phải đi gửi. Đúng là không có cái dại nào bằng cái dại này, biết thế là sớm cho xong”.
Mấy hôm nay, bà Hảo cũng mệt bã người. Tuổi cao, sức khỏe có hạn nhưng vì muốn làm nhanh, nên bà lúc nào cũng như công nhân, đeo khẩu trang, đi ủng cùng các chú thợ cặm cụi từ sáng, đến tối.
“Có lẽ đây là lần sửa nhà cuối cùng của đời mình !” bà Hảo vừa nói, vừa quệt những giọt mồ hôi giữa tiết trời giá lạnh.
Khi được hỏi về công cuộc sửa nhà của mình, chị Nguyễn Thùy Linh (Ba Đình, Hà Nội) rùng mình cho biết, mái nhà chị bị dột, nhưng chồng chị lừng khừng tới giữa tháng 12/2010 mới kêu người sửa. Dỡ mái ra, vợ chồng chị thấy tiện thể lại muốn xây cao lên một chút, làm thêm cái gác xép cho con học.
Nhà hàng xóm đều chật, chị Linh chỉ gửi họ được vài thứ đồ điện tử còn mọi đồ đạc đều để lại, chất đống giữa nhà, che chắn bằng vải bạt. Không ngờ sang năm mới, thời tiết chuyển lạnh, có đêm mưa, mái nhà thì chưa lợp, đi ngủ nhờ thì sợ mất đồ, hai vợ chồng chị đành ngủ lại nhà.
“Không khác gì cảnh màn trời, chiếu đất. Cả đêm không ngủ được, mưa thì lộp độp, đắp tới hai cái chăn vẫn lạnh thấu xương. Mấy cái gường, tủ làm bằng gỗ ép không biết có còn dùng được không nữa,” chị Linh thở dài nói.
Chị Linh còn cho biết, thấy nhà chị cần làm gấp người chủ thầu xây dựng được thể bắt bí đòi tăng thêm chi phí. Không những thế, mấy người thợ làm nhôm kính cũng lợi dụng sự vội vã của khách hàng, khi họ đưa mẫu là khung nhôm tốt, có thương hiệu, nhưng khi lắp cửa lên lại toàn là nhôm chất liệu kém.
“May quá có cậu em biết nghề tới chơi, búng búng mấy cái vào cửa rồi hỏi: - Sao nhà chị trống trải mà làm cửa yếu thế này? Mình mới tá hỏa, hỏi chủ sắt họ xin lỗi và hứa sẽ đổi cho bộ cửa khác. Đúng là vội vàng, tiền thì mất nhiều hơn mà lại chuốc bao cái bực mình vào người,” chị Linh nói./.
Nhân dịp xuân về, nhiều gia đình thường có thói quen làm mới lại nhà của mình. Tuy nhiên phải đợi đến sát Tết nhiều nhà mới đưa ra quyết định và chính sự vội vàng, cập rập đó đã khiến họ gặp không ít những chuyện lo lắng và mệt mỏi.
Lận đận tìm thợ
Căn nhà bốn tầng của bà Hảo bị mốc hết, nguyên nhân là do hệ thống nước bị hỏng, rò rỉ, thấm vào tường. Bà có ý định sửa nhà và sơn bả lại từ đầu mùa đông nhưng anh con trai bận việc nên lần chần mãi vẫn chưa thuê người đến sửa.
Sốt ruột, bà Hảo tự đi quanh khu nhà, hỏi thợ của mấy nhà đang xây dựng có rảnh đến sửa nhà giúp bà. Song đi đến đâu cũng nhận được câu trả lời của các chủ thầu rằng họ đang làm dở đến vài công trình nên không thể nhận thêm việc được nữa.
Cuối cùng, người cháu họ của bà Hảo cũng giới thiệu một nhóm thợ tranh thủ rảnh lúc nhà chủ đang đổ trần, có thể đến sửa nhà cho bà. Nhưng vì giáp Tết nên họ đòi công gấp rưỡi mức thông thường.
Vì thời gian cũng gấp và muốn sửa cho xong để có căn nhà khang trang đón năm mới, bà Hảo đành chấp nhận mức giá nhóm thợ đưa ra.
“Nếu không sửa được nhà, năm mới khách khứa đến chơi nhìn tường mốc meo, đen thui thì xấu hổ. Tôi thấy, mình cần họ là nhiều, chứ còn mấy tuần nữa là Tết thợ xây thiếu gì việc, vậy đắt mấy tôi cũng làm,” bà Hảo tâm sự.
Chung tâm trạng của bà Hảo, chị Hoàng Thu Hoa (Đống Đa, Hà Nội) cũng muốn sang sửa nhà trước Tết đồng thời đón chồng đi công tác nước ngoài về. Tiện người hàng xóm đang xây nhà, chị nhờ luôn mấy thợ xây dựng ở đó giới thiệu, nhưng hỏi đến đâu cũng bị từ chối.
Cuối cùng nhóm thợ nhà hàng xóm mặc cả với chị: “Chúng cháu nhận sửa nhà giúp cho cô, nhưng phải sau giờ làm ở đây, nghĩa là từ lúc 19 giờ đến 23 giờ hàng ngày”.
Chị Hoa bàn với cô con gái: “Thôi thế cũng được, hai mẹ con chịu khổ vài ngày có nhà đẹp đón bố là vui rồi.”
Cũng ở vào tình trạng thiếu thợ, song anh Trần Khánh Tuyền (Long Biên, Hà Nội) lại rơi vào hoàn cảnh khác. Xây căn nhà 4 tầng diện tích sàn có 32m2 mà tới ba tháng nay căn nhà vẫn chưa thể chuyển sang giai đoạn hoàn thiện nội thất.
Nguyên nhân, do hai vợ chồng anh chị bận rộn công việc cơ quan, do vậy đã khoán công việc xây dựng nhà cho cậu em họ là chủ thầu. Ban đầu, anh chị thấy có tới 5, 7 thợ làm việc mỗi ngày, xong gần đây thỉ chỉ còn có 2 thợ.
Hỏi sao ít thợ vậy, thì cậu em họ cứ ậm ờ, thợ bận làm công trình khác một hai buổi, sau đó họ sẽ quay về đây ngay.
Nghe cậu em nói vậy cũng yên tâm, nhưng đến tận khi công trình kéo dài lâu ngày, sốt ruột anh chị theo dõi hóa ra thằng em nhận một lúc nhiều công trình, nên phải san thợ đi khắp nơi, mỗi ngày chỉ có 2, 3 người thợ làm nhà cho anh chị.
“Tức quá là tức, bà xã mình làm rùm beng lên. Ba tuần nữa là Tết, còn bao nhiêu việc dở dang. Người ta kiêng xây nhà kéo dài đến hai năm, mà thằng em nó dây dưa thế này có khổ không chứ,” anh Tuyền than thở.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Đông (An Khánh, Hà Nội), chủ thầu một nhóm xây dựng than phiền, thường các gia chủ sửa nhà cứ đợi đến giáp ngày mới làm. Xây mới thì đơn giản, chứ sửa chữa rất vất vả. Nhiều nhà, mới đầu định chỉ làm một việc nhưng sau lại phát sinh ra rất nhiều vấn đề, chạy theo yêu cầu của chủ nhà cánh thợ xây cũng đủ chết mệt, chưa kể áp lực về tiến độ.
“Cuối năm bận, thật lòng tôi không muốn nhận các công việc sửa nhà, nhưng vì toàn chỗ quen biết thân tình nên đành phải nhận, hơn nữa cũng là để cho anh em làm kiếm thêm chút tiền Tết. Nhưng phải nói áp lực lắm, thợ chạy từ chỗ này sang chỗ kia, những khi công trình có vấn đề gì xảy ra, không thể kiểm soát nổi,” chủ thầu này thừa nhận.
Sợ đến nhớ đời
Chỉ nhu cầu đơn giản, nhà chị Hoa lát lại đá và thay mới thiết bị của phòng vệ sinh, xây thêm bức một bức tường ngăn đồng thời sơn lại màu tường nhà mà tới năm ngày nay vẫn chưa xong.
Chiều tối, ba người thợ sang làm cho nhà chị. Mặc dù đã làm cuốn chiếu, nhưng nhà cửa lúc nào cũng bụi mù mịt. Hôm nào cũng vậy, đợi những người thợ ra về, hai mẹ con lại chị lại lao vào dọn dẹp, phải 12 giờ đêm mới được ngơi tay.
Chị Hoa bức xúc nói, “Họ đến làm cho còn đỡ, có hôm công trình của họ có việc làm buổi tối, họ sợ chủ thầu lại khất lần với mình, cứ đà này một tuần nữa nhà tôi chưa chắc xong. Gạch, xi măng, cát chất đầy giữa nhà, có hai chiếc xe máy ngày nào cũng phải đi gửi. Đúng là không có cái dại nào bằng cái dại này, biết thế là sớm cho xong”.
Mấy hôm nay, bà Hảo cũng mệt bã người. Tuổi cao, sức khỏe có hạn nhưng vì muốn làm nhanh, nên bà lúc nào cũng như công nhân, đeo khẩu trang, đi ủng cùng các chú thợ cặm cụi từ sáng, đến tối.
“Có lẽ đây là lần sửa nhà cuối cùng của đời mình !” bà Hảo vừa nói, vừa quệt những giọt mồ hôi giữa tiết trời giá lạnh.
Khi được hỏi về công cuộc sửa nhà của mình, chị Nguyễn Thùy Linh (Ba Đình, Hà Nội) rùng mình cho biết, mái nhà chị bị dột, nhưng chồng chị lừng khừng tới giữa tháng 12/2010 mới kêu người sửa. Dỡ mái ra, vợ chồng chị thấy tiện thể lại muốn xây cao lên một chút, làm thêm cái gác xép cho con học.
Nhà hàng xóm đều chật, chị Linh chỉ gửi họ được vài thứ đồ điện tử còn mọi đồ đạc đều để lại, chất đống giữa nhà, che chắn bằng vải bạt. Không ngờ sang năm mới, thời tiết chuyển lạnh, có đêm mưa, mái nhà thì chưa lợp, đi ngủ nhờ thì sợ mất đồ, hai vợ chồng chị đành ngủ lại nhà.
“Không khác gì cảnh màn trời, chiếu đất. Cả đêm không ngủ được, mưa thì lộp độp, đắp tới hai cái chăn vẫn lạnh thấu xương. Mấy cái gường, tủ làm bằng gỗ ép không biết có còn dùng được không nữa,” chị Linh thở dài nói.
Chị Linh còn cho biết, thấy nhà chị cần làm gấp người chủ thầu xây dựng được thể bắt bí đòi tăng thêm chi phí. Không những thế, mấy người thợ làm nhôm kính cũng lợi dụng sự vội vã của khách hàng, khi họ đưa mẫu là khung nhôm tốt, có thương hiệu, nhưng khi lắp cửa lên lại toàn là nhôm chất liệu kém.
“May quá có cậu em biết nghề tới chơi, búng búng mấy cái vào cửa rồi hỏi: - Sao nhà chị trống trải mà làm cửa yếu thế này? Mình mới tá hỏa, hỏi chủ sắt họ xin lỗi và hứa sẽ đổi cho bộ cửa khác. Đúng là vội vàng, tiền thì mất nhiều hơn mà lại chuốc bao cái bực mình vào người,” chị Linh nói./.
Hạnh Dũng (Vietnam+)