"Không được để tình trạng người lang thang xin ăn trên đường phố Hà Nội." Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hội nghị triển khai chương trình công tác lao động, người có công, thương binh và xã hội năm 2010 của thành phố Hà Nội tổ chức ngày 11/3.
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi đặt trụ sở các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động đối ngoại… Vì vậy có rất nhiều khách nước ngoài và khách trong nước đến với Hà Nội.
“Khi đến Hà Nội nếu họ thấy có những người lang thang xin ăn, giật áo, chèo kéo... sẽ làm xấu đi bộ mặt Thủ đô; đặc biệt trong thời điểm chúng ta chuẩn bị đón rất nhiều bạn bè quốc tế về dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội,” bà Ngân nói.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng chia sẻ những khó khăn Hà Nội phải đối mặt như lực lượng lao động tại chỗ đông, lực lượng lao động di cư về Hà Nội lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn thành phố còn thấp mới đạt 29%... Điều này đã tạo sức ép về việc làm và an sinh xã hội rất lớn.
Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết: Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngoài các biện pháp trong đề án phát triển thị trường lao động đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, thành phố đã triển khai các giải pháp hỗ trợ lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế.
Đến nay, thành phố đã giải quyết cho người lao động bị mất việc vay vốn để tạo việc làm tại chỗ với tổng số tiền 108,5 tỷ đồng.
Việc đào tạo nghề cũng được chú trọng hơn, đã có 134.735 người được đào tạo nghề. Thành phố cũng đã triển khai dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với tổng kinh phí 10.379 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã xét duyệt trợ cấp hàng tháng cho 72.221 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và các trung tâm bảo trợ xã hội; chỉ đạo ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các quận, huyện tổ chức kiểm tra, giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang.
Kết quả từ đầu năm đến nay, các xã, phường đã tập trung được 330 lượt người lang thang xin ăn./.
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi đặt trụ sở các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động đối ngoại… Vì vậy có rất nhiều khách nước ngoài và khách trong nước đến với Hà Nội.
“Khi đến Hà Nội nếu họ thấy có những người lang thang xin ăn, giật áo, chèo kéo... sẽ làm xấu đi bộ mặt Thủ đô; đặc biệt trong thời điểm chúng ta chuẩn bị đón rất nhiều bạn bè quốc tế về dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội,” bà Ngân nói.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng chia sẻ những khó khăn Hà Nội phải đối mặt như lực lượng lao động tại chỗ đông, lực lượng lao động di cư về Hà Nội lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn thành phố còn thấp mới đạt 29%... Điều này đã tạo sức ép về việc làm và an sinh xã hội rất lớn.
Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết: Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngoài các biện pháp trong đề án phát triển thị trường lao động đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, thành phố đã triển khai các giải pháp hỗ trợ lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế.
Đến nay, thành phố đã giải quyết cho người lao động bị mất việc vay vốn để tạo việc làm tại chỗ với tổng số tiền 108,5 tỷ đồng.
Việc đào tạo nghề cũng được chú trọng hơn, đã có 134.735 người được đào tạo nghề. Thành phố cũng đã triển khai dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với tổng kinh phí 10.379 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã xét duyệt trợ cấp hàng tháng cho 72.221 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và các trung tâm bảo trợ xã hội; chỉ đạo ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các quận, huyện tổ chức kiểm tra, giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang.
Kết quả từ đầu năm đến nay, các xã, phường đã tập trung được 330 lượt người lang thang xin ăn./.
(TTXVN/Vietnam+)