Theo hãng Tân hoa xã, Ủy ban thường vụ Quốc hội Campuchia ngày 25/7 đã quyết định không khôi phục quyền miễn trừ trên cương vị là nghị sĩ cho thủ lĩnh đối lập mới được miễn tội Sam Rainsy.
Trong bức thư gửi ông Sam Rainsy sau cuộc họp ủy ban thường vụ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin viết: "Ủy ban đã nhất trí quyết định không khôi phục quyền miễn trừ và các đặc ân cho ông vì ông đã trở thành thành Chủ tịch Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), một đảng không có ghế trong cơ quan lập pháp nhiệm kỳ thứ tư của Quốc hội."
Quyết định trên được đưa ra sau khi ông Sam Rainsy hôm 23/7 đã yêu cầu khôi phục quyền miễn trừ của mình vì ông nhận được quyết định ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni.
[Bầu cử Quốc hội Campuchia: Lá phiếu cho ổn định]
Cuộc vận động tranh cử vào 123 ghế trong Quốc hội Campuchia khóa V đã chính thức khép lại và hơn 19.000 điểm bỏ phiếu trên khắp nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa đón khoảng 9,67 triệu cử tri Campuchia đi bỏ phiếu vào ngày 28/7 tới.
Tham gia cuộc đua vào Quốc hội khóa này có 8 đảng chính trị, trong đó có 3 đảng lớn nhất gồm Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền do Chủ tịch Thượng viện Chea Sim làm Chủ tịch và Thủ tướng Hun Sen làm Phó Chủ tịch, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, do thủ lĩnh chính trị lưu vong mới được ân xá Sam Rainsy đứng đầu và Đảng bảo hoàng FUNCINPEC do Công chúa Norodom Arun Rasmey, con gái út của cố Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk, làm Chủ tịch.
Giới phân tích nhận định cơ hội giành ghế Quốc hội khóa mới sẽ chỉ tập trung vào các ứng cử viên của ba chính đảng này, trong đó khả năng thắng cử của CPP là cao nhất.
Hơn một tuần trước ngày bầu cử, chính trường Campuchia trở nên ồn ào bởi sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy sau gần 4 năm sống lưu vong ở Pháp.
Ông Sam Rainsy, người được coi là đối thủ chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen, đã bỏ trốn khỏi Campuchia vào năm 2009 trước khi bị tòa án Phnom Penh kết án 11 năm tù vì bị kết tội hủy hoại tài sản nhà nước khi nhổ bỏ cọc tiêu định vị phục vụ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Campuchia-Việt Nam và ngụy tạo tài liệu.
Ông này được về nước nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, trên tinh thần “hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm tiến tới cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng.”
Ông Sam Raisy về nước nhưng không được ra tranh cử vì theo luật định, đã hết thời hạn đăng ký cử tri và ứng cử viên./.
Trong bức thư gửi ông Sam Rainsy sau cuộc họp ủy ban thường vụ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin viết: "Ủy ban đã nhất trí quyết định không khôi phục quyền miễn trừ và các đặc ân cho ông vì ông đã trở thành thành Chủ tịch Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), một đảng không có ghế trong cơ quan lập pháp nhiệm kỳ thứ tư của Quốc hội."
Quyết định trên được đưa ra sau khi ông Sam Rainsy hôm 23/7 đã yêu cầu khôi phục quyền miễn trừ của mình vì ông nhận được quyết định ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni.
[Bầu cử Quốc hội Campuchia: Lá phiếu cho ổn định]
Cuộc vận động tranh cử vào 123 ghế trong Quốc hội Campuchia khóa V đã chính thức khép lại và hơn 19.000 điểm bỏ phiếu trên khắp nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa đón khoảng 9,67 triệu cử tri Campuchia đi bỏ phiếu vào ngày 28/7 tới.
Tham gia cuộc đua vào Quốc hội khóa này có 8 đảng chính trị, trong đó có 3 đảng lớn nhất gồm Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền do Chủ tịch Thượng viện Chea Sim làm Chủ tịch và Thủ tướng Hun Sen làm Phó Chủ tịch, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, do thủ lĩnh chính trị lưu vong mới được ân xá Sam Rainsy đứng đầu và Đảng bảo hoàng FUNCINPEC do Công chúa Norodom Arun Rasmey, con gái út của cố Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk, làm Chủ tịch.
Giới phân tích nhận định cơ hội giành ghế Quốc hội khóa mới sẽ chỉ tập trung vào các ứng cử viên của ba chính đảng này, trong đó khả năng thắng cử của CPP là cao nhất.
Hơn một tuần trước ngày bầu cử, chính trường Campuchia trở nên ồn ào bởi sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy sau gần 4 năm sống lưu vong ở Pháp.
Ông Sam Rainsy, người được coi là đối thủ chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen, đã bỏ trốn khỏi Campuchia vào năm 2009 trước khi bị tòa án Phnom Penh kết án 11 năm tù vì bị kết tội hủy hoại tài sản nhà nước khi nhổ bỏ cọc tiêu định vị phục vụ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Campuchia-Việt Nam và ngụy tạo tài liệu.
Ông này được về nước nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, trên tinh thần “hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm tiến tới cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng.”
Ông Sam Raisy về nước nhưng không được ra tranh cử vì theo luật định, đã hết thời hạn đăng ký cử tri và ứng cử viên./.
(Vietnam+)