Nỗ lực giải quyết khủng hoảng tài chính gần đây của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu dường như chưa thể ngăn chặn tình trạng căng thẳng leo thang trong Khu vực các nước sử dụng đồng euro (Eurozone), trong bối cảnh các số liệu mới công bố cho thấy triển vọng kinh tế khu vực này không mấy sáng sủa.
Các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ Đức hay của Mỹ nhằm tìm kiếm "nơi trú ẩn an toàn," trong bối cảnh tương lai của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ này ngày càng trở nên bấp bênh. Rõ ràng, giới đầu tư đã thể hiện sự lo ngại lớn hơn về những tác động khủng khiếp của cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài hơn hai năm qua tại “lục địa già."
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên tiếp trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm 2012, lần lượt ở mức 0,3% và 0,2%. Ðức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2012, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của toàn khu vực.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, khủng hoảng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đe dọa nền kinh tế thế giới. OECD dự đoán, kinh tế Eurozone không tăng trưởng trong năm 2012 mà thậm chí còn giảm 0,1% và là nguy cơ lớn nhất hiện nay đe dọa tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Trong khi đó, nợ công của 17 nước trong Eurozone đã tăng lên mức trung bình tương đương 87,2% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong đó, Hy Lạp dù đã nhiều lần nhận được cứu trợ nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP. Italy là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ hai châu Âu ở mức 120,1%. Tây Ban Nha đứng thứ ba với mức 68,5%, được cho là đã rơi vào đợt suy thoái mới và khó đạt mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% GDP vào cuối năm tới.
Thất nghiệp tăng kỷ lục
Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đang đứng ở mức 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp, là tháng thứ 12 tỷ lệ này tăng liên tiếp.
Một điểm đáng chú ý trong thống kê của Eurostat, là sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp giữa các thành viên Eurozone ngày càng lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7%. Trong khi tỷ lệ này tại Italy và Pháp lần lượt là 9,3% và 10%.
Tồi tệ hơn là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16-25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động.
Các nước châu Âu ven Địa Trung Hải đang đứng trước một bài toán nan giải là cắt giảm chi tiêu để giải quyết nợ công, trong khi 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp. Đáng quan ngại hơn là số người không tìm được việc làm ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng thêm từ nay tới cuối năm.
Ngân hàng JP Morgan cho rằng đến cuối năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu sẽ tăng lên mức trung bình 11% vì ba lý do. Thứ nhất, khu vực nhà nước không thay thế những người đến tuổi về hưu hoặc sa thải nhân viên. Thứ hai, thu nhập của các hộ gia đình giảm sút, tác động đến sức mua của tư nhân. Thứ ba, triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu của các nước Eurozone sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tạo mới việc làm.
Các nhà quan sát lo ngại rằng, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ gây ra nhiều bất bình trong xã hội, ảnh hưởng tới chính trị và gây những phản ứng bất lợi cho các thị trường tài chính.
Hơn nữa, theo giới phân tích, nạn thất nghiệp gia tăng trên toàn bộ 17 nước thành viên Eurozone là bằng chứng cho thấy, các biện pháp khắc khổ với hy vọng giảm bớt nợ công và bội chi ngân sách không phải là "liều thuốc" thích hợp cho khu vực này vào thời điểm hiện nay, khi sức tiêu thụ của tư nhân đi xuống, khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư đẩy các hoạt động của khu vực sản xuất càng xuống thấp trong năm qua.
Theo giáo sư kinh tế Jacques Sapir, Giám đốc trường Cao đẳng Khoa học Xã hội (EHESSP Paris), thất nghiệp đang trở thành một vấn đề cấp bách không kém gì so với cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone. Trong khi đó, trước mắt các quốc gia Eurozone không có mấy hy vọng giải quyết được vấn đề này trong nay mai.
Khủng hoảng ngân hàng trở thành nỗi lo mới
Khủng hoảng ngân hàng đã nổi lên là nguy cơ mới đối với sự liên kết của khu vực đồng euro và Liên minh châu Âu (EU). Cộng hòa Síp, một trong những thành viên nhỏ nhất của EU đã thừa nhận có thể phải tìm kiếm một khoản cứu trợ cho các ngân hàng của họ, cùng với Tây Ban Nha. Síp đang sa vào khủng hoảng ngân hàng do nền kinh tế và các ngân hàng của họ phụ thuộc nặng nề vào Hy Lạp.
Lợi tức trái phiếu chính phủ giảm sút tại Đức, Anh và Mỹ cho thấy vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng của các nước Địa Trung Hải thuộc khu vực đồng euro. Lợi tức trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm ngày 4/6 giảm xuống còn 1,2%, cho thấy vốn đang rời khỏi khu vực Địa Trung Hải để chuyển sang trái phiếu của các nền kinh tế mạnh nhất. Tương tự, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tụt xuống 1,5% là đáng báo động.
Nhà chiến lược Marshall Auerback của công ty Pinetree Capital tại Toronto nhận xét lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ chưa bao giờ giảm xuống dưới 2% trong các năm 1919-1941, tức là thời kỳ xảy ra Đại suy thoái và bắt đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Mới đây, chính phủ Tây Ban Nha tiết lộ trong quý 1/2012, khoản vốn trị giá 97 tỷ euro đã bị rút khỏi nước này, tương đương với 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha. Điều nguy hiểm là việc rút vốn dường như không dừng lại trong quý 2 bởi vì Tây Ban Nha cần tìm kiếm khoản tiền lên tới 19 tỷ euro để cứu trợ Ngân hàng Bankia và nền kinh tế sa sút của nước này. Lợi tức trái phiếu chính phủ của Tây Ban Nha đã tăng lên mức 6,5%, gần mức nguy hiểm đã châm ngòi cho các khoản cứu trợ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, ngay cả khi EU có thể thống nhất về kế hoạch hội nhập tài chính khu vực trong vòng 5-10 năm tới, vốn đang bị đè nặng bởi các cuộc tranh luận về việc điều chỉnh hiệp ước của EU, thì chưa chắc những thay đổi đó đã đủ sức để khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư, bởi lẽ dẫu sao đó chỉ là những giải pháp dài hạn để trị tận gốc căn bệnh nợ công. Còn trong ngắn hạn, thị trường vẫn đổ dồn sự chú ý vào những diễn biến mới nhất tại Hy Lạp và Tây Ban Nha hiện nay./.
Các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ Đức hay của Mỹ nhằm tìm kiếm "nơi trú ẩn an toàn," trong bối cảnh tương lai của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ này ngày càng trở nên bấp bênh. Rõ ràng, giới đầu tư đã thể hiện sự lo ngại lớn hơn về những tác động khủng khiếp của cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài hơn hai năm qua tại “lục địa già."
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên tiếp trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm 2012, lần lượt ở mức 0,3% và 0,2%. Ðức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2012, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của toàn khu vực.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, khủng hoảng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đe dọa nền kinh tế thế giới. OECD dự đoán, kinh tế Eurozone không tăng trưởng trong năm 2012 mà thậm chí còn giảm 0,1% và là nguy cơ lớn nhất hiện nay đe dọa tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Trong khi đó, nợ công của 17 nước trong Eurozone đã tăng lên mức trung bình tương đương 87,2% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong đó, Hy Lạp dù đã nhiều lần nhận được cứu trợ nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP. Italy là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ hai châu Âu ở mức 120,1%. Tây Ban Nha đứng thứ ba với mức 68,5%, được cho là đã rơi vào đợt suy thoái mới và khó đạt mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% GDP vào cuối năm tới.
Thất nghiệp tăng kỷ lục
Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đang đứng ở mức 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp, là tháng thứ 12 tỷ lệ này tăng liên tiếp.
Một điểm đáng chú ý trong thống kê của Eurostat, là sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp giữa các thành viên Eurozone ngày càng lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7%. Trong khi tỷ lệ này tại Italy và Pháp lần lượt là 9,3% và 10%.
Tồi tệ hơn là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16-25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động.
Các nước châu Âu ven Địa Trung Hải đang đứng trước một bài toán nan giải là cắt giảm chi tiêu để giải quyết nợ công, trong khi 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp. Đáng quan ngại hơn là số người không tìm được việc làm ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng thêm từ nay tới cuối năm.
Ngân hàng JP Morgan cho rằng đến cuối năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu sẽ tăng lên mức trung bình 11% vì ba lý do. Thứ nhất, khu vực nhà nước không thay thế những người đến tuổi về hưu hoặc sa thải nhân viên. Thứ hai, thu nhập của các hộ gia đình giảm sút, tác động đến sức mua của tư nhân. Thứ ba, triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu của các nước Eurozone sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tạo mới việc làm.
Các nhà quan sát lo ngại rằng, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ gây ra nhiều bất bình trong xã hội, ảnh hưởng tới chính trị và gây những phản ứng bất lợi cho các thị trường tài chính.
Hơn nữa, theo giới phân tích, nạn thất nghiệp gia tăng trên toàn bộ 17 nước thành viên Eurozone là bằng chứng cho thấy, các biện pháp khắc khổ với hy vọng giảm bớt nợ công và bội chi ngân sách không phải là "liều thuốc" thích hợp cho khu vực này vào thời điểm hiện nay, khi sức tiêu thụ của tư nhân đi xuống, khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư đẩy các hoạt động của khu vực sản xuất càng xuống thấp trong năm qua.
Theo giáo sư kinh tế Jacques Sapir, Giám đốc trường Cao đẳng Khoa học Xã hội (EHESSP Paris), thất nghiệp đang trở thành một vấn đề cấp bách không kém gì so với cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone. Trong khi đó, trước mắt các quốc gia Eurozone không có mấy hy vọng giải quyết được vấn đề này trong nay mai.
Khủng hoảng ngân hàng trở thành nỗi lo mới
Khủng hoảng ngân hàng đã nổi lên là nguy cơ mới đối với sự liên kết của khu vực đồng euro và Liên minh châu Âu (EU). Cộng hòa Síp, một trong những thành viên nhỏ nhất của EU đã thừa nhận có thể phải tìm kiếm một khoản cứu trợ cho các ngân hàng của họ, cùng với Tây Ban Nha. Síp đang sa vào khủng hoảng ngân hàng do nền kinh tế và các ngân hàng của họ phụ thuộc nặng nề vào Hy Lạp.
Lợi tức trái phiếu chính phủ giảm sút tại Đức, Anh và Mỹ cho thấy vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng của các nước Địa Trung Hải thuộc khu vực đồng euro. Lợi tức trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm ngày 4/6 giảm xuống còn 1,2%, cho thấy vốn đang rời khỏi khu vực Địa Trung Hải để chuyển sang trái phiếu của các nền kinh tế mạnh nhất. Tương tự, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tụt xuống 1,5% là đáng báo động.
Nhà chiến lược Marshall Auerback của công ty Pinetree Capital tại Toronto nhận xét lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ chưa bao giờ giảm xuống dưới 2% trong các năm 1919-1941, tức là thời kỳ xảy ra Đại suy thoái và bắt đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Mới đây, chính phủ Tây Ban Nha tiết lộ trong quý 1/2012, khoản vốn trị giá 97 tỷ euro đã bị rút khỏi nước này, tương đương với 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha. Điều nguy hiểm là việc rút vốn dường như không dừng lại trong quý 2 bởi vì Tây Ban Nha cần tìm kiếm khoản tiền lên tới 19 tỷ euro để cứu trợ Ngân hàng Bankia và nền kinh tế sa sút của nước này. Lợi tức trái phiếu chính phủ của Tây Ban Nha đã tăng lên mức 6,5%, gần mức nguy hiểm đã châm ngòi cho các khoản cứu trợ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, ngay cả khi EU có thể thống nhất về kế hoạch hội nhập tài chính khu vực trong vòng 5-10 năm tới, vốn đang bị đè nặng bởi các cuộc tranh luận về việc điều chỉnh hiệp ước của EU, thì chưa chắc những thay đổi đó đã đủ sức để khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư, bởi lẽ dẫu sao đó chỉ là những giải pháp dài hạn để trị tận gốc căn bệnh nợ công. Còn trong ngắn hạn, thị trường vẫn đổ dồn sự chú ý vào những diễn biến mới nhất tại Hy Lạp và Tây Ban Nha hiện nay./.
Việt Khoa (TTXVN)