Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn với nông sản, thực phẩm nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, tránh lây lan dịch bệnh và hạn chế nhập siêu được thực hiện khá chặt chẽ và kịp thời.
Các chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về đảm bảo vệ sinh an toàn trong thực phẩm nhập khẩu đưa ra tương đương với quy định của quốc tế.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 22 nước với 2.049 cơ sở sản xuất thủy sản; 13 nước với 18.879 cơ sở sản xuất sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam được chấp thuận.
Những đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ có 16.930 cơ sở, Canada có 1.599 cơ sở đã được chấp thuận tạm thời đến ngày 28/2/2011… Riêng Trung Quốc có 419 cơ sở sản xuất thủy sản đã được chấp thuận chính thức do đã ký thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thủy sản. Các hồ sơ đăng ký bổ sung của các nước vẫn đang tiếp tục được xử lý theo đúng quy định.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới cần bổ sung, điều chỉnh một số biện pháp kỹ thuật để tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng, vệ sinh an toàn đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu như rà soát các quy định về an toàn thực phẩm với nhóm sản phẩm nội tạng theo chỉ đạo của Chính phủ; hoàn thiện, ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm nhóm sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
Các đơn vị chức năng tăng cường năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu; đồng thời sớm triển khai thực hiện Đề án tổ chức thực hiện thí điểm hoạt động kiểm soát liên ngành nông sản nhập khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn./.
Các chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về đảm bảo vệ sinh an toàn trong thực phẩm nhập khẩu đưa ra tương đương với quy định của quốc tế.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 22 nước với 2.049 cơ sở sản xuất thủy sản; 13 nước với 18.879 cơ sở sản xuất sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam được chấp thuận.
Những đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ có 16.930 cơ sở, Canada có 1.599 cơ sở đã được chấp thuận tạm thời đến ngày 28/2/2011… Riêng Trung Quốc có 419 cơ sở sản xuất thủy sản đã được chấp thuận chính thức do đã ký thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thủy sản. Các hồ sơ đăng ký bổ sung của các nước vẫn đang tiếp tục được xử lý theo đúng quy định.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới cần bổ sung, điều chỉnh một số biện pháp kỹ thuật để tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng, vệ sinh an toàn đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu như rà soát các quy định về an toàn thực phẩm với nhóm sản phẩm nội tạng theo chỉ đạo của Chính phủ; hoàn thiện, ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm nhóm sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
Các đơn vị chức năng tăng cường năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu; đồng thời sớm triển khai thực hiện Đề án tổ chức thực hiện thí điểm hoạt động kiểm soát liên ngành nông sản nhập khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)