Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010) kiến nghị sớm ban hành chuẩn nghèo mới, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của xã hội ở các vùng khác nhau.
Đây là một trong số 14 kiến nghị trong phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, chuẩn nghèo phải được xây dựng không chỉ dựa vào thu nhập mà sắp tới cần được thay đổi, cụ thể hóa hơn, không thể áp đặt chung cho tất cả đối tượng, mỗi vùng, mỗi nơi có điều kiện khác nhau.
Lồng ghép nguồn lực cũng là một vấn đề quan trọng để tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo về chính sách giảm nghèo, về điều hành, liên kết trong xóa nghèo.
Bà Trương Thị Mai đề nghị nên tiếp tục nghiên cứu xây dựng một mô hình với cơ chế quản lý hiệu quả hơn, khuyến khích sự tham gia của các địa phương, người dân, có chính sách khuyến khích thoát nghèo.
Một số khía cạnh cũng cần phân tích thấu đáo hơn như thu nhập bình quân của hộ nghèo so với thu nhập bình quân của người dân, trong đó có tính đến yếu tố trượt giá; mức độ đầu tư của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác cho chương trình này; khoảng cách cận nghèo-nghèo; cách thức tổ chức thực hiện...
Đồng tình với ý kiến của bà Trương Thị Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng cho rằng ngoài tiêu chí thu nhập bình quân, chuẩn nghèo còn phải tính đến các tiêu chí như cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường sống.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng muốn xác định chuẩn nghèo mới, phải sớm tổng kết giai đoạn 2 của chương trình, rà soát lại các chương trình, dự án để tránh trùng lắp. Đặc biệt, không thể bỏ qua việc chú ý đến quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, của vùng, của địa phương; chú trọng tăng cường hơn nữa việc phân cấp cho xã; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý tạo nền tảng để xóa nghèo bền vững.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, trưởng đoàn giám sát, nhìn chung, việc thực hiện xóa đói giảm nghèo Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn bước đầu giải quyết tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống còn 31,2%; 75,2% xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản; 83,6% số xã có đủ trường, lớp tiểu học kiên cố.
Cơ bản các xã có trên 90% học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường; 100% xã có trạm y tế; 91,8% số xã có điện.
Qua giám sát cho thấy, sản xuất nông nghiệp của vùng đặc biệt khó khăn có bước phát triển nhờ áp dụng giống mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; các tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi.
Những nơi đoàn giám sát đến làm việc đều có đủ trường lớp, các xã có trên 90% học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường; cơ sở y tế được cải thiện.
Đa số các xã đặc biệt khó khăn có thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 4%, cao hơn bình quân cả nước 2 lần./.
Đây là một trong số 14 kiến nghị trong phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, chuẩn nghèo phải được xây dựng không chỉ dựa vào thu nhập mà sắp tới cần được thay đổi, cụ thể hóa hơn, không thể áp đặt chung cho tất cả đối tượng, mỗi vùng, mỗi nơi có điều kiện khác nhau.
Lồng ghép nguồn lực cũng là một vấn đề quan trọng để tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo về chính sách giảm nghèo, về điều hành, liên kết trong xóa nghèo.
Bà Trương Thị Mai đề nghị nên tiếp tục nghiên cứu xây dựng một mô hình với cơ chế quản lý hiệu quả hơn, khuyến khích sự tham gia của các địa phương, người dân, có chính sách khuyến khích thoát nghèo.
Một số khía cạnh cũng cần phân tích thấu đáo hơn như thu nhập bình quân của hộ nghèo so với thu nhập bình quân của người dân, trong đó có tính đến yếu tố trượt giá; mức độ đầu tư của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác cho chương trình này; khoảng cách cận nghèo-nghèo; cách thức tổ chức thực hiện...
Đồng tình với ý kiến của bà Trương Thị Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng cho rằng ngoài tiêu chí thu nhập bình quân, chuẩn nghèo còn phải tính đến các tiêu chí như cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường sống.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng muốn xác định chuẩn nghèo mới, phải sớm tổng kết giai đoạn 2 của chương trình, rà soát lại các chương trình, dự án để tránh trùng lắp. Đặc biệt, không thể bỏ qua việc chú ý đến quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, của vùng, của địa phương; chú trọng tăng cường hơn nữa việc phân cấp cho xã; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý tạo nền tảng để xóa nghèo bền vững.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, trưởng đoàn giám sát, nhìn chung, việc thực hiện xóa đói giảm nghèo Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn bước đầu giải quyết tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống còn 31,2%; 75,2% xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản; 83,6% số xã có đủ trường, lớp tiểu học kiên cố.
Cơ bản các xã có trên 90% học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường; 100% xã có trạm y tế; 91,8% số xã có điện.
Qua giám sát cho thấy, sản xuất nông nghiệp của vùng đặc biệt khó khăn có bước phát triển nhờ áp dụng giống mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; các tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi.
Những nơi đoàn giám sát đến làm việc đều có đủ trường lớp, các xã có trên 90% học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường; cơ sở y tế được cải thiện.
Đa số các xã đặc biệt khó khăn có thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 4%, cao hơn bình quân cả nước 2 lần./.
Thanh Hòa (Vietnam+)