Chiều 28/11, thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế đối ngoại của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.”
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, kinh tế đối ngoại Thủ đô mang tính đặc thù, không chỉ là đối ngoại với tư cách một thành phố mà đối ngoại mang tầm vóc quốc gia, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ đối ngoại chung của cả nước. Trong đó, đối ngoại kinh tế là trụ cột quan trọng trong ba trụ cột của công tác đối ngoại, đó là đối ngoại chính trị, kinh tế và văn hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng đó thời gian qua Hà Nội đã có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút, mở rộng quan hệ và đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Việc đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu hôm nay sẽ góp phần quan trọng để Hà Nội thực hiện chính sách này đúng hướng trong nay mai.
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, kinh tế đối ngoại thời gian qua đã thực sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển Thủ đô.
Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính từ 2007-2011, Hà Nội thu hút được 1.566 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.858 triệu USD. Công nghiệp phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao như Điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới.
Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, quản lý cho rằng, thời gian qua quá trình hội nhập cũng có nhiều tác động dẫn tới hậu quả không mong muốn. Nền kinh tế nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng dễ bị tổn thương trước nhiều biến động của kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, tiềm ẩn rủi ro. Tình trạng nhập khẩu và nhập siêu tăng cao đe dọa kinh tế vĩ mô.
Theo quan điểm của tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược, Trung tâm kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế chính trị thế giới, để thu hút kinh tế dài hơi, Hà Nội cần có một chính sách đặc thù; những dự án công nghệ cao, công nghệ sạch thì cần đặc biệt ưu đãi, thậm chí không thu tiền sử dụng đất. Các loại công nghiệp khác nên chuyển đi các tỉnh, thành phụ cận.
Hà Nội cần hình thành các khu đô thị chuyên biệt, liên hoàn, đầu tàu chuyên sản xuất một số mặt hàng chủ lực. Nếu không mở các khu chuyên biệt này ở ngoại thành thì đô thị Thủ đô vĩnh viễn chật hẹp, manh mún mà không thể khắc phục được.
Nhìn ở góc độ khác, Tiến sĩ Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, đầu tư quốc tế có tác động hai mặt đối với nước nhận đầu tư.
Một mặt, đầu tư quốc tế làm tăng thêm nguồn vốn, tăng công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý tiên tiến, tạo thêm việc làm, đào tạo tay nghề, khai thác tài nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Nhưng mặt khác, đầu tư quốc tế sẽ làm gia tăng sự phân hóa giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, tăng tính lệ thuộc với bên ngoài./.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, kinh tế đối ngoại Thủ đô mang tính đặc thù, không chỉ là đối ngoại với tư cách một thành phố mà đối ngoại mang tầm vóc quốc gia, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ đối ngoại chung của cả nước. Trong đó, đối ngoại kinh tế là trụ cột quan trọng trong ba trụ cột của công tác đối ngoại, đó là đối ngoại chính trị, kinh tế và văn hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng đó thời gian qua Hà Nội đã có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút, mở rộng quan hệ và đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Việc đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu hôm nay sẽ góp phần quan trọng để Hà Nội thực hiện chính sách này đúng hướng trong nay mai.
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, kinh tế đối ngoại thời gian qua đã thực sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển Thủ đô.
Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính từ 2007-2011, Hà Nội thu hút được 1.566 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.858 triệu USD. Công nghiệp phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao như Điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới.
Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, quản lý cho rằng, thời gian qua quá trình hội nhập cũng có nhiều tác động dẫn tới hậu quả không mong muốn. Nền kinh tế nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng dễ bị tổn thương trước nhiều biến động của kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, tiềm ẩn rủi ro. Tình trạng nhập khẩu và nhập siêu tăng cao đe dọa kinh tế vĩ mô.
Theo quan điểm của tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược, Trung tâm kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế chính trị thế giới, để thu hút kinh tế dài hơi, Hà Nội cần có một chính sách đặc thù; những dự án công nghệ cao, công nghệ sạch thì cần đặc biệt ưu đãi, thậm chí không thu tiền sử dụng đất. Các loại công nghiệp khác nên chuyển đi các tỉnh, thành phụ cận.
Hà Nội cần hình thành các khu đô thị chuyên biệt, liên hoàn, đầu tàu chuyên sản xuất một số mặt hàng chủ lực. Nếu không mở các khu chuyên biệt này ở ngoại thành thì đô thị Thủ đô vĩnh viễn chật hẹp, manh mún mà không thể khắc phục được.
Nhìn ở góc độ khác, Tiến sĩ Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, đầu tư quốc tế có tác động hai mặt đối với nước nhận đầu tư.
Một mặt, đầu tư quốc tế làm tăng thêm nguồn vốn, tăng công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý tiên tiến, tạo thêm việc làm, đào tạo tay nghề, khai thác tài nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Nhưng mặt khác, đầu tư quốc tế sẽ làm gia tăng sự phân hóa giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, tăng tính lệ thuộc với bên ngoài./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)