Ngày 16/10, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã tổ chức Kỳ họp thứ 15 để kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân các thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ông Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng nhóm công tác của Trung ương dự họp.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Ngô Văn Dụ nhấn mạnh, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này của tập thể và các thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương vững mạnh. Kỳ họp này được tiến hành đúng vào dịp kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm tra Đảng(16/10) và ngay sau khi Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) kết thúc thành công.
Ông Ngô Văn Dụ đề nghị các thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát huy truyền thống cao đẹp của ngành và những kết quả đã đạt được, nhận thức rõ ý nghĩa, trách nhiệm của đợt sinh hoạt lần này, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiến hành kiểm điểm nghiêm túc, thận trọng, khách quan, chân thành, bảo đảm kết quả thực chất, thực sự phát huy dân chủ.
Qua kiểm kiểm, có kế hoạch khắc phục những tồn tại hạn chế của tập thể, cá nhân, tiếp tục cụ thể hóa thành phương hướng, chương trình công tác thiết thực, hiệu quả, làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tại kỳ họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Mai Thế Dương trình bày Báo cáo việc chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân thành viên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Báo cáo kiểm điểm trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nội dung gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị; Báo cáo tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý về kiểm điểm tự phê bình và phê bình, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Trong quá trình chuẩn bị, triển khai việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã gửi văn bản xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với tập thể và cá nhân các thành viên Ủy ban. Kết quả đã có 99 ý kiến của tổ chức, cá nhân góp ý với tập thể Ủy ban và 45 ý kiến của tập thể, cá nhân, góp ý đối với các đồng chí thành viên Ủy ban. Các ý kiến đóng góp với tập thể, cá nhân với thái độ chân tình, thẳng thắn, xây dựng. Nội dung góp ý tập trung vào những vấn đề cấp bách theo nghị quyết Trung ương 4.
Nhiều ý kiến góp ý về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiêm tra Trung ương và chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Ủy ban. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ủy ban Kiểm tra đã tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành một số văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, phục vụ Nghị quyết Trung ương 4. Ủy ban Kiểm tra Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, làm rõ một số nội dung liên quan đến kiểm điểm tự phê bình và phê bình; tham gia chỉ đạo và theo dõi kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở các tổ chức Đảng.
Theo chương trình, Kỳ họp làm việc đến ngày 20/10./.
Ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ông Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng nhóm công tác của Trung ương dự họp.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Ngô Văn Dụ nhấn mạnh, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này của tập thể và các thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương vững mạnh. Kỳ họp này được tiến hành đúng vào dịp kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm tra Đảng(16/10) và ngay sau khi Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) kết thúc thành công.
Ông Ngô Văn Dụ đề nghị các thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát huy truyền thống cao đẹp của ngành và những kết quả đã đạt được, nhận thức rõ ý nghĩa, trách nhiệm của đợt sinh hoạt lần này, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiến hành kiểm điểm nghiêm túc, thận trọng, khách quan, chân thành, bảo đảm kết quả thực chất, thực sự phát huy dân chủ.
Qua kiểm kiểm, có kế hoạch khắc phục những tồn tại hạn chế của tập thể, cá nhân, tiếp tục cụ thể hóa thành phương hướng, chương trình công tác thiết thực, hiệu quả, làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tại kỳ họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Mai Thế Dương trình bày Báo cáo việc chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân thành viên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Báo cáo kiểm điểm trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nội dung gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị; Báo cáo tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý về kiểm điểm tự phê bình và phê bình, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Trong quá trình chuẩn bị, triển khai việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã gửi văn bản xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với tập thể và cá nhân các thành viên Ủy ban. Kết quả đã có 99 ý kiến của tổ chức, cá nhân góp ý với tập thể Ủy ban và 45 ý kiến của tập thể, cá nhân, góp ý đối với các đồng chí thành viên Ủy ban. Các ý kiến đóng góp với tập thể, cá nhân với thái độ chân tình, thẳng thắn, xây dựng. Nội dung góp ý tập trung vào những vấn đề cấp bách theo nghị quyết Trung ương 4.
Nhiều ý kiến góp ý về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiêm tra Trung ương và chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Ủy ban. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ủy ban Kiểm tra đã tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành một số văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, phục vụ Nghị quyết Trung ương 4. Ủy ban Kiểm tra Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, làm rõ một số nội dung liên quan đến kiểm điểm tự phê bình và phê bình; tham gia chỉ đạo và theo dõi kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở các tổ chức Đảng.
Theo chương trình, Kỳ họp làm việc đến ngày 20/10./.
Hương Thủy (TTXVN)