Ngày 17/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2010).
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nhấn mạnh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân và đế quốc xâm lược, công tác đối ngoại nhân dân đã trưởng thành, trở thành một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam.
Ông khẳng định, công tác đối ngoại nhân dân cũng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; góp phần tích cực vào việc củng cố môi trường hòa bình, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước, vào những thành tựu của công tác đối ngoại và sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Ghi nhận những thành tích đạt được trong 60 năm qua của Liên hiệp hữu nghị, ông Trương Tấn Sang nói, công tác đối ngoại nhân dân trong những năm tới cần quán triệt sâu sắc và nắm chắc những định hướng lớn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể; phải luôn nắm vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Ông cho rằng, Liên hiệp Hữu nghị cần tích cực tham gia triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam hiện đại theo tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Liên hiệp Hữu nghị cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu cho lãnh đạo về đối ngoại nhân dân, có phương thức và hoạt động phù hợp với các yêu cầu có tính đặc thù, đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động của các hội thành viên, thể hiện được ý chí nguyện vọng không chỉ của hội viên, mà của cả nhân dân Việt Nam trong các quan hệ và vấn đề đối ngoại.
Liên hiệp Hữu nghị hiện có 56 tổ chức thành viên ở Trung ương, 34 liên hiệp hữu nghị địa phương và hàng trăm chi hội hữu nghị ở các tỉnh, thành, cơ quan Trung ương. Thông qua Liên hiệp Hữu nghị - cơ quan đầu mối thường trực trong công tác phi chính phủ nước ngoài, Việt Nam hiện có quan hệ, hợp tác với gần 800 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 15 năm qua, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã giải ngân trên 2 tỷ USD cho hàng chục nghìn chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, xây dựng năng lực cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương./.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nhấn mạnh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân và đế quốc xâm lược, công tác đối ngoại nhân dân đã trưởng thành, trở thành một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam.
Ông khẳng định, công tác đối ngoại nhân dân cũng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; góp phần tích cực vào việc củng cố môi trường hòa bình, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước, vào những thành tựu của công tác đối ngoại và sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Ghi nhận những thành tích đạt được trong 60 năm qua của Liên hiệp hữu nghị, ông Trương Tấn Sang nói, công tác đối ngoại nhân dân trong những năm tới cần quán triệt sâu sắc và nắm chắc những định hướng lớn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể; phải luôn nắm vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Ông cho rằng, Liên hiệp Hữu nghị cần tích cực tham gia triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam hiện đại theo tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Liên hiệp Hữu nghị cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu cho lãnh đạo về đối ngoại nhân dân, có phương thức và hoạt động phù hợp với các yêu cầu có tính đặc thù, đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động của các hội thành viên, thể hiện được ý chí nguyện vọng không chỉ của hội viên, mà của cả nhân dân Việt Nam trong các quan hệ và vấn đề đối ngoại.
Liên hiệp Hữu nghị hiện có 56 tổ chức thành viên ở Trung ương, 34 liên hiệp hữu nghị địa phương và hàng trăm chi hội hữu nghị ở các tỉnh, thành, cơ quan Trung ương. Thông qua Liên hiệp Hữu nghị - cơ quan đầu mối thường trực trong công tác phi chính phủ nước ngoài, Việt Nam hiện có quan hệ, hợp tác với gần 800 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 15 năm qua, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã giải ngân trên 2 tỷ USD cho hàng chục nghìn chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, xây dựng năng lực cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)