Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh biểu dương và chúc mừng toàn ngành ngoại giao về những thành tựu rất đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ, nhân viên ngoại giao đã nỗ lực phấn đấu giành được trong suốt chặng đường 65 năm qua.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành ngoại giao (28/8), tổ chức ngày 28/8, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói ngành ngoại giao đã trưởng thành vượt bậc, trở thành một binh chủng quan trọng của cách mạng Việt Nam. Qua các thời kỳ, ngành ngoại giao đã xây dựng được một tổ chức bộ máy làm việc có hiệu quả cao, đã đào tạo và rèn luyện được một đội ngũ cán bộ đối ngoại có bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng vững vàng.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ có những diễn biến mới, nhanh chóng, phức tạp; quá trình toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra sâu rộng, tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đan xen.
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tình hình và nhiệm vụ đó đặt ra các yêu cầu ngày càng cao hơn đối với công tác của toàn ngành ngoại giao.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của thực tiễn khách quan và yêu cầu công tác, nhiệm vụ bao trùm và quan trọng hàng đầu của ngành ngoại giao thời gian tới là tiếp tục duy trì và củng cố vững chắc hơn nữa môi trường hòa bình, ổn định, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi, thu hút ngày càng nhiều và hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy hơn nữa vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo đó, ngành ngoại giao cần quán triệt sâu sắc và nắm chắc năm định hướng lớn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể, Tổng Bí thư nói.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm ôn lại những chặng đường lịch sử hào hùng của ngành ngoại giao Việt Nam lớn mạnh cùng đất nước.
Phó Thủ tướng nêu rõ: trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, ngành ngoại giao đã góp phần thực hiện thành công chính sách phá bao vây, cô lập và cấm vận của các thế lực thù địch, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước.
Sau 25 năm thực hiện đổi mới trong công tác đối ngoại, chưa bao giờ sự giao lưu và hợp tác quốc tế của đất Việt Nam lại diễn ra sôi động và ngày càng hiệu quả như hiện nay. Vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. 65 năm xây dựng và trưởng thành của ngoại giao Việt Nam đã để lại nhiều bài học lớn vô cùng quí báu.
Tổng kết những thành tựu của ngành ngoại giao càng khẳng định yếu tố quyết định dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như sự lớn mạnh của ngành ngoại giao chính là sự lãnh đạo sáng suốt, sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng khẳng định ôn lại lịch sử phát triển của ngành cũng là dịp để giáo dục truyền thống cho thế hệ cán bộ ngoại giao hôm nay.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao Huân chương Hồ Chí Minh, huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước tặng Bộ Ngoại giao vì những đóng góp to lớn của ngành cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành ngoại giao (28/8), tổ chức ngày 28/8, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói ngành ngoại giao đã trưởng thành vượt bậc, trở thành một binh chủng quan trọng của cách mạng Việt Nam. Qua các thời kỳ, ngành ngoại giao đã xây dựng được một tổ chức bộ máy làm việc có hiệu quả cao, đã đào tạo và rèn luyện được một đội ngũ cán bộ đối ngoại có bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng vững vàng.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ có những diễn biến mới, nhanh chóng, phức tạp; quá trình toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra sâu rộng, tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đan xen.
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tình hình và nhiệm vụ đó đặt ra các yêu cầu ngày càng cao hơn đối với công tác của toàn ngành ngoại giao.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của thực tiễn khách quan và yêu cầu công tác, nhiệm vụ bao trùm và quan trọng hàng đầu của ngành ngoại giao thời gian tới là tiếp tục duy trì và củng cố vững chắc hơn nữa môi trường hòa bình, ổn định, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi, thu hút ngày càng nhiều và hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy hơn nữa vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo đó, ngành ngoại giao cần quán triệt sâu sắc và nắm chắc năm định hướng lớn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể, Tổng Bí thư nói.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm ôn lại những chặng đường lịch sử hào hùng của ngành ngoại giao Việt Nam lớn mạnh cùng đất nước.
Phó Thủ tướng nêu rõ: trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, ngành ngoại giao đã góp phần thực hiện thành công chính sách phá bao vây, cô lập và cấm vận của các thế lực thù địch, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước.
Sau 25 năm thực hiện đổi mới trong công tác đối ngoại, chưa bao giờ sự giao lưu và hợp tác quốc tế của đất Việt Nam lại diễn ra sôi động và ngày càng hiệu quả như hiện nay. Vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. 65 năm xây dựng và trưởng thành của ngoại giao Việt Nam đã để lại nhiều bài học lớn vô cùng quí báu.
Tổng kết những thành tựu của ngành ngoại giao càng khẳng định yếu tố quyết định dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như sự lớn mạnh của ngành ngoại giao chính là sự lãnh đạo sáng suốt, sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng khẳng định ôn lại lịch sử phát triển của ngành cũng là dịp để giáo dục truyền thống cho thế hệ cán bộ ngoại giao hôm nay.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao Huân chương Hồ Chí Minh, huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước tặng Bộ Ngoại giao vì những đóng góp to lớn của ngành cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)